BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 221

thương thuyết với Tổng đốc tỉnh Quảng Tây là Phùng Tử Tài nhằm
tiễu trừ nạn cướp bóc do Ngô Côn gây ra.

Năm 1869, quân đội Việt Nam chiếm Cao Bằng. Năm 1870, Ngô

Côn đánh Bắc Ninh, nhưng quân của ông ta bị quân của tướng Ông
Ích Khiêm đánh tan và ông bị tử trận. Tay chân của ông như Hoàng
Sùng Ánh, quân Cờ vàng, Lưu Vĩnh Phước, quân Cờ đen, Lương Văn
Lị (Lợi), quân Cờ trắng vẫn tiếp tục gieo tình trạng bất ổn tại vùng
Tuyên Quang và Thái Nguyên. Kế triều đình Huế cử Doan Thọ
làm chỉ huy quân sự vùng thượng du Bắc bộ. Ngay khi vừa mới đóng
quân tại Lạng Sơn, ông ta đã bị giết chết trong một trận tấn công
bất ngờ vào thành. Tin về Huế, chánh phủ liền phái ra Bắc các
ông Hoàng Kế Viêm, Tôn Thất Thuyết, Lê Tuấn nhằm tổ chức
trừ loạn.

Sau đó ít lâu ở vùng thượng du, do đối địch nhau mà quân Cờ

đen dưới quyền chỉ huy của Lưu Vĩnh Phước và quân Cờ vàng dưới
quyền Hoàng Sùng Ánh trở giáo đánh nhau. Quân Cờ đen quy phục
các nhà chức trách Việt Nam và được ở lại Lào Cai, được thu thuế và
chống lại quân Cờ vàng… Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng
là những bề tôi trung thành.

Ngoài ra, còn thêm vào nhiều khó khăn khác, những sự quấy

rối khác do tàn quân của Tạ Văn Phụng tiếp tục gây ra. Quân này
được các giáo sĩ nuôi dưỡng. Để thỏa mãn tham vọng của mình, họ
không ngần ngại xin viện trợ của tất cả các nước ngoài.

Trong lúc xảy ra chiến sự ở Đà Nẵng (tháng 9/1858 đến tháng

2/1859), có một số người Công giáo Việt Nam phiêu lưu, tình
nguyện đầu quân phục vụ cho quân đội Pháp - Tây Ban Nha; trong
đó có tên Tạ Văn Phụng, sinh ở Đà Nẵng và được các giáo sĩ Pháp tại
Xiêm nuôi dạy tại Poulo-Pinang. Sau khi quân Pháp rời bỏ Đà Nẵng,
Tạ Văn Phụng ra Bắc kỳ và theo lời khuyên của các giáo sĩ, năm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.