mệnh toàn quyền tại Paris và khi nghe tình hình Bắc kỳ trở nên
nghiêm trọng, chánh phủ Trung Quốc mới bắt tay hoạt động ngoại
giao lại để phản đối Hiệp ước 1874.
Hơn nữa ở Paris, Thiên triều bị coi như “không đáng kể”, về
phương diện quân sự và ngoại giao.
Trong số các cường quốc quan tâm hơn cả đến Hiệp ước 1874,
chỉ có phản ứng của nước Anh là được chánh phủ Pháp ít nhiều lưu ý
một cách nghiêm túc. Nước Anh được thỏa mãn ngay về những điểm
mà họ lên án. Và Anh cũng dừng lại ở đó; lúc này, họ đang chủ tâm
về Cận Đông: vấn đề ưu thế kinh tế trên vùng kinh Suez, vấn
đề củng cố các vị trí của mình ở miền Đông Địa Trung Hải.
PHẢN ỨNG CỦA VIỆT NAM
Sau khi Hiệp ước 1874 đã ký kết, người ta thấy rõ rằng sự tồn
tại của Việt Nam, với tư cách là một quốc gia, đang bị lung lay và
nền độc lập dân tộc đang bị đe dọa nghiêm trọng. Nỗi lo sợ ấy được
thành hình trong nhân dân Việt Nam; nó được sự biểu đồng tình, ít
nhất của những người có ý thức, trong số các nhân vật có trách
nhiệm điều hành việc nước.
Đồng thời với những sự kiện quan trọng đang tiếp diễn dồn
dập, đe dọa tương lai của đất nước Việt Nam, trong dân chúng xuất
hiện một trào lưu “canh tân”, làm cho triều đình Huế lo ngại. Nhật
Bản nêu gương sáng canh tân, năm 1868, năm khởi đầu của “kỷ
nguyên Minh Trị”, (1868-1912) kỷ nguyên của tiến bộ được Việt
Nam noi theo; tại Trung Quốc, sau thất bại 1895 Khang Hữu Vy và
Lương Khải Siêu cũng noi theo và đề xướng phong trào cải cách.