Quả vậy, vua Quang Tự (1872-1908), 4 tuổi, vừa mới lên ngôi.
Trong lúc vua còn thơ ấu, một bà mà, sau này từ 1860 đến 1908,
năm bà ta mất, tính cách phi thường đã in một dấu ấn sâu đậm
vào lịch sử Trung Quốc, bà Thái hậu Từ Hy nắm giữ trong tay mọi
quyền bính của đứa cháu còn thơ ấu mà bà ta đã đặt lên ngôi, khi
con trai của bà, Hoàng đế Đồng Trị chết.
Trong bức thư ngày 24/5/1875, gửi cho Tổng lý Nha môn, kèm
theo văn bản Hiệp ước 1874, đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Pháp
tại Bắc Kinh tuyên bố chủ yếu:
“… Nước Pháp có trách nhiệm chăm đến sự an toàn và độc lập
của vua Tự Đức, chánh phủ Trung Quốc nên hiểu rằng, để duy
trì mối quan hệ tốt đẹp giữa Pháp và Trung Quốc, chánh phủ
Trung Quốc cần phải xuống lệnh rất nghiêm khắc cho nhà
chức trách Vân Nam, buộc họ, không những phải ngăn cản
những toán người Trung Quốc mới xâm nhập vào vương quốc
An Nam mà còn gọi cả những người hiện đang làm những hành
động hung tàn ở An Nam về.”
Ngoài ra, ông ta còn yêu cầu mở những cuộc điều đình để mở
sông Hồng cho việc buôn bán ngoại quốc.
Trả lời nhà ngoại giao Pháp, ngày 13/6/1875, Cung Thân vương,
chủ tịch Tổng lý Nha môn lưu ý ông ta rằng, trong bản hiệp ước nói
trên, không có điều khoản nào đề cập tới vấn đề mở cửa Vân
Nam cho việc buôn bán của nước ngoài, rằng quân đội Trung Quốc,
đóng ở Bắc kỳ, đã được phái sang, theo yêu cầu của chánh phủ Việt
Nam, nhằm trừ loạn cướp bóc: cuối cùng rằng Việt Nam là nước
chư hầu của Trung Quốc.
Trong các buổi hội kiến giữa chủ tịch Tổng lý Nha môn với đại sứ
Pháp tại Bắc Kinh về vấn đề quyền bá chủ của Trung Quốc