BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 289

đối với Việt Nam, có một chỗ phiên dịch sai, khiến ông đại sứ Pháp
hiểu lầm rằng Trung Quốc đã từ bỏ quyền bá chủ của mình đối
với Việt Nam. Cung dường như đã tuyên bố rằng: “Nước An Nam,
còn gọi là Việt Nam, từ bao giờ vẫn là chư hầu của Trung Quốc”;
câu đó được phiên dịch thành: “An Nam là vùng cũng gọi là ‘Yué
Nan’ (Việt Nam), nó đã từng là chư hầu của Trung Quốc”
. Nói
cách khác, là “Việt Nam không còn là chư hầu của Trung Quốc
nữa”
. Dựa vào câu phiên dịch sai lầm đó, ông đại sứ Pháp kết luận
rằng Trung Quốc đã từ bỏ quyền bá chủ của mình đối với Việt
Nam. Cho nên, trong bức thư ngày 19/6/1875 gửi cho Decazes,
Rochechouart viết rằng: “Ông Thân vương chỉ nói đến địa vị chư
hầu của An Nam đối với Trung Quốc trong quá khứ và điều đó
có nghĩa là một sự thừa nhận tự nhiên tình trạng hiện nay.”

Ông viết thêm:

“Dầu sao, tôi tưởng rằng vua Tự Đức nên thông báo cho
chánh phủ Trung Quốc bản hiệp ước này để cho Tổng lý Nha
môn không còn nghi ngờ gì nữa về sự hiện diện của hiệp ước
này…”

(5)

Hiệp ước Pháp - Việt 1874 đã thành mục tiêu của những cuộc thảo

luận gay go giữa hai chánh phủ Pháp và Trung Quốc và giữa các luật
gia. Nó đã đóng một vai trò lớn trong cuộc tranh luận Pháp - Trung
đưa đến cuộc xung đột vũ trang năm 1884-1885 diễn ra trên mảnh
đất Bắc kỳ.

Trung Quốc, lúc đó đang gặp nhiều khó khăn về phía nước Nga

(vấn đề Kouldja(?)) và với Nhật Bản (vấn đề Triều Tiên). Họ
không quan tâm gì đến Hiệp ước 1874 và không phản kháng đáng kể
sau khi hiệp ước được thông báo. Chỉ sau khi hiệp ước Kouldja được
ký kết (1881), khi hầu tước Tăng Kỉ Trạch được cử làm đại sứ đặc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.