BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 286

Ngày 26/7/1880, Freycinet, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, có thể

tuyên bố một cách cụ thể với Jauréguiberry, ông bạn Bộ trưởng Hải
quân và Thuộc địa của ông ta, như sau: “Nước Đức đã cho tôi biết
rằng họ sẽ không ganh tị gì nếu chúng ta đặt nền thống trị trên
đất Bắc kỳ”.

Nước Đức chịu trách nhiệm, một phần nào, về sự phát triển

thuộc địa của Pháp. Hơn nữa, vị thủ tướng Đức đã chẳng tuyên bố:
“Tôi để cho nước Pháp quyền lãnh đạo tất cả mọi đường biên giới,
trừ đường biên giới sông Rhin”
, đó sao?

Những phản ứng của nước Anh trước Hiệp ước 1874, những thèm

muốn của nước Đức đối với Bắc kỳ và cả sự chiếm đóng của nước
Pháp trên đất Việt Nam, đều là kết quả của sự cạnh tranh ngày
càng gay gắt giữa các cường quốc châu Âu, trong cuộc chạy đua tìm
kiếm những thị trường buôn bán. Người ta đi tìm những miền đất
mới có nguồn tài nguyên phong phú, nhân lực rẻ và dồi dào, thuận
tiện cho việc xuất khẩu vốn, ở đó người ta có thể dễ dàng tự bảo vệ
mình chống lại sự cạnh tranh ngoại quốc, nói tóm lại là có thể
thiết lập tại đó sự độc quyền của riêng mình. Các nước xa xôi và
chưa phát triển, trong đó có Việt Nam, là những mảnh đất thuận lợi
nhất cho sự khai thác này.

Trong cuộc chạy đua này, Pháp và Anh, chẳng bao lâu sẽ nắm giữ

ư

u thế. Tây Ban Nha, từ cuộc viễn chinh đến nay, vẫn đứng ngoài

lề đang quan tâm đến đề nghị của Pháp mở các lãnh sự quán.
Thông qua viên lãnh sự của họ tại Sài Gòn, chánh phủ Madrid thông
báo cho ông thống đốc Nam kỳ biết ý định của mình về việc ký
kết một hiệp ước thương mại với Việt Nam và bảo đại diện của mình
yêu cầu đại diện của Pháp giúp đỡ cho, trong việc thương lượng với
triều đình Huế để mở cuộc đàm phán.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.