BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 285

Hồng bằng cách tiễu trừ bọn hải tặc người Tàu; nhưng chánh phủ
chưa có thể cho biết sẽ thực hiện việc đó vào lúc nào, nhưng chắc
chắn là rất gần thôi”.

Ông Hoàng thân không phản đối câu trả lời đó, mà chỉ cho biết

một dự bị:

“Trong trường hợp mà nước Pháp, sau này từ bỏ các dự định của
mình tại Bắc kỳ, và từ chối những quyền lợi mà Hiệp ước 1874
đem lại thì ông Hoàng thân có thể lại sử dụng quyền tự do hành
động của mình.”

Bismarck không đề cập đến vấn đề ấy với Saint-Vallier nữa,

nhưng đã mấy lần những văn kiện không chính thức của nội các
Đức, biên soạn theo gợi ý của ông ta, có những bài viết mà kết luận
là: “Trước tình trạng trì trệ bất động của nước Pháp để cho sông
Hồng bị bọn cướp người
Tàu quấy nhiễu, nước Đức cần phải
giành lấy con đường giao thông ấy cho thương mại của mình,
bằng cách diệt trừ bọn cướp kia và thiết lập những thương điếm
đồn bót nhỏ trên hai bờ sông Hồng.”

Về sau khi được giao phụ trách vấn đề chính trị tại Bộ Ngoại

giao, Saint-Vallier trở lại vấn đề này nhiều lần, trong những bức
thư riêng gửi các Bộ trưởng kế tiếp của ông ta, Waddington,
Freycinet, Barthélemy de Saint-Hilaire, từ 1879 đến 1881.

Trong thực tế, nếu các thương nhân Đức sẵn sàng đặt chân lên

đất Bắc kỳ thì Bismarck lại chẳng làm gì để ngăn cản sự bành
trướng của nước Pháp hải ngoại. Trong tư tưởng ông ta, điều đó có
cái lợi là làm cho nước Pháp quên đi, không nghĩ tới hai tỉnh Alsace-
Lorraine và có thể làm cho Pháp đối lập với Anh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.