BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 283

chống sự thiết lập thuộc địa Đức ở hải ngoại. Ông thấy điều đó là
một nguy cơ và là một nguồn tổn phí lớn và ông đã từ chối một vài
đề nghị mới đây, đặc biệt là đề nghị của vị Sultan (Quốc vương)
Maroc định bán cho ông một hòn đảo trong quần đảo Antilles.
Nhưng ông không thể không biết rằng một cường quốc có một
nền kinh tế phát triển và một nhu cầu bành trướng rộng lớn như
nước Đức ắt phải cần tạo ra cho mình, tại các chi nhánh hãng buôn
và các thương mại của mình ở những miền đất xa xôi. Mặt khác,
ông lấy làm tiếc khi nhìn thấy luồng di cư hết sức to lớn dân
Đức sang Hoa Kỳ mà không mang lại lợi ích gì cho Tổ quốc.

Những suy nghiệm ấy đưa ông đến chỗ chấp nhận nên đặt các

thương điếm Đức ở một vài miền xa xôi, tại châu Đại dương, tại
châu Á, có thể tại Nam Phi và ông nói tiếp về Việt Nam như sau:

“... Nhiều nhà thám hiểm Đức giục tôi nên nhanh chóng lợi
dụng thời cơ mà mảnh đất còn trống để thiết lập những cơ sở
buôn bán tại Bắc kỳ và trên bờ sông Hồng. Họ hình dung cho
tôi con sông Hồng
như con đường thủy duy nhất đi lại được
cho phép mang hàng hóa của chúng tôi đến tận trung tâm mà
lâu nay không làm sao đến được của miền Hoa Nam.

Tôi đã phản đối lại mấy nhà thám hiểm của tôi rằng Bắc
kỳ, đối với tôi dường như đã nằm trong quỹ đạo tự nhiên của
các thuộc địa Pháp tại Nam kỳ, hơn nữa mới cách đây vài năm
một hiệp ước giữa nước Pháp và nước An Nam
(Hiệp ước 1874),
thừa nhận cho nước Pháp ‘cái quyền’ thiết lập nền ‘bảo hộ’
của nó trên Bắc kỳ.

Nhưng các nhà ‘du khách của tôi’ đáp lại rằng Pháp không thi
hành hiệp ước này, rằng dường như Pháp đã từ bỏ mọi dự định
đối với Bắc kỳ và Pháp đã hờ hững vấn đề này đến mức độ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.