“nhân viên ngoại giao cơ hội” (diplomate occasionnel), Thống đốc
Nam kỳ, ký kết, Decazes không thiết tha cho bằng ông đồng
nghiệp hải quân, nhạy cảm hơn đối với những khiếu nại về cảng
Sài Gòn, ông Bộ trưởng Ngoại giao xóa bỏ, bằng lối giải thích đặc
quyền độc tài xét xử ấy dành cho Pháp qua Hiệp ước 15/3/1874,
một đặc điểm của chế độ bảo hộ trá hình.
Trong khi trả lời cho chánh phủ Luân Đôn, ngày 24/3/1875, ông
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp nhấn mạnh tính chất tạm thời của Hiệp
ướ
c 1874, thừa nhận tính chất không bắt buộc về quyền tài phán
của các lãnh sự Pháp, chấp nhận nguyên tắc có thể nhận tạm thời
những lãnh sự nước ngoài, duy nhất được quyền xét xử đồng bào
họ vào các cảng mở cửa. Những điều chỉnh mà Luân Đôn đòi hỏi,
như vậy đã được thỏa mãn, nhưng chánh phủ Paris không bao giờ
quan tâm đến những chuyện đó. Dù sao, đó cũng là một lỗ trống
đầu tiên của Hiệp ước 1874 có thể lo ngại sẽ có nhiều ảnh hưởng
ngoại quốc kình địch xâm nhập vào Việt Nam. Những người đeo
đuổi theo một chính sách cứng rắn cần phải nhớ điều đó.
Người Anh không tìm cách bước qua cái lỗ hổng này. Nhưng các
nước khác tỏ ý lợi dụng ngay cơ hội. Người Đức, đầu tiên thông báo
cho biết họ muốn đặt lãnh sự quán tại Bắc kỳ.
Từ 1874, chủ nghĩa đế quốc Anh đã củng cố vị trí của mình tại
Đông Nam Á bằng sự thiết lập chế độ bảo hộ Anh trên các tiểu
vương quốc bán đảo Malacca và những lời phản đối của triều đình
Saint-James với Paris, nằm trong khuôn khổ chính sách mở rộng
thuộc địa của nước Anh, trùng hợp với thời kỳ khủng hoảng và suy
thoái tại châu Âu, giữa những năm 1870 - 1880. Về phía mình, nước
Đức mà nền kinh tế quốc dân, năm 1873, đã tới một khủng hoảng
công nghiệp, đang đi tìm những thị trường mới, không thể không
quan tâm tới Việt Nam và để cho nước Pháp một mình thâu tóm mọi
mối lợi buôn bán trong khu vực này.