BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 280

kỳ kết án, kêu gọi sự can thiệp của chánh phủ anh ta? Ngài làm
sao có thể trả cho Tây Ban Nha số
tiền bồi thường chiến
tranh mà nước An Nam còn nợ họ, bằng cách chiết đi một nửa
số tiền thuế hải quan tại ba cảng đã mở cửa, bởi vì những chi
phí hải quan đó bao giờ cũng nhiều hơn số tiền lời, khi việc
buôn bán với Vân Nam bấp bênh và có khi hoàn toàn vô hiệu
vào mùa khô khan?
Chúng ta cần gì phải mở rộng sự ‘bảo hộ’
của chúng ta, trong khi sự chiếm đóng của chúng ta tại Nam
kỳ, đáng lý ra phải thu hẹp lại?”

(1)

Bản hiệp ước chính trị này chưa kịp được chuẩn y thì, ngày

29/7/1874, chánh phủ Anh quốc trao cho Bộ trưởng Ngoại giao
Pháp, thông qua đại sứ Anh tại Paris một bức công hàm phản đối
liên quan đến hai bản hiệp ước nói trên.

Nhưng chủ yếu hiệp ước thương mại làm cho chánh phủ Luân

Đôn lưu ý hơn cả. Ngày 15/11/1874, một bức giác thư của Anh trao
cho chánh phủ Paris: nội dung bức thư này phản đối những quyền
tài phán của các lãnh sự Pháp cho phép họ định đoạt mọi quyết định
về những khó khăn có thể xảy ra giữa những người ngoại quốc với
cơ quan hải quan, sau nữa những đặc ân quy định một cách có lợi cho
những tàu buôn chở hàng hóa từ Sài Gòn đi hoặc đến Sài Gòn.

Trong khi tại châu Âu, nước Pháp đang tìm kiếm đồng minh để

đối phó trước sự đe dọa bất thần của ông láng giềng phía đông,
sau khi mà Nữ hoàng Victoria vừa ủng hộ nước Pháp, trước sự chuẩn
bị chiến tranh của Bismark, bằng một bức thư riêng gửi cho
Guillaume I, thì sự phản đối của chánh phủ Anh đáng được chánh
phủ Pháp lưu ý một cách đặt biệt.

Công tước Decazes, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp tìm một lối dàn

xếp ổn thỏa. Đối với một bản hiệp ước chính trị đã ký kết ngoài
phạm vi hoạt động của ông, do một ông “lính thủy” đóng vai một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.