Trung Quốc thì bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện và hạn
chế…”
Đô đốc Krantz, thống đốc Nam kỳ trong vài tháng, sau Dupré,
bổ sung hiệp ước chính trị đó bằng một hiệp ước thương mại, cũng
đàmphán tại Sài Gòn với một phái đoàn ấy và Nguyễn Văn Tường ký
ngày 31/8/1874.
Hiệp ước này gồm 29 điều khoản và một điều khoản phụ thêm,
theo yêu cầu của Pháp liên quan đến quyền thu thuế hải quan,
thả neo và hải đăng tại ba cửa biển đã mở là Quy Nhơn, Hải Phòng và
Hà Nội được quy định cho mười năm; đồng thời nó quy định điều
kiện buôn bán quá cảnh lên Vân Nam qua con sông Hồng.
Đó là hoạt động duy nhất của Đô đốc Krantz trong thời gian ông
ta ở Sài Gòn.
Còn Dupuis mà người ta không còn sử dụng được nữa thì hoàn
toàn bị bỏ quên và biến khỏi một sân khấu mà y đã chiếm giữ quá
lâu, với sự đồng lõa của Sài Gòn. Philastre tịch thu đội thuyền của
y, tài sản của y bị niêm giữ. Trở về Sài Gòn, y còn cố gắng, một
lần nữa, sau hiệp ước đã ký, trở lại Bắc kỳ, đóng lại ở Hải Phòng
rồi quyết định trở về Pháp. Điều đó không có nghĩa là y đã từ bỏ
ý đồ “chăm sóc đến Việt Nam” , như chúng ta sẽ có dịp chứng kiến
sau này, thu hồi lại gia tài mà tạm thời y bị mất và còn làm giàu
thêm nữa trên lưng người Việt Nam.
Về phần hai người con trai của Phan Thanh Giản thì trong một
bức thư ngày 14/9/1874 gửi Thượng thư Ngoại giao tại Huế, Đô đốc
Krantz báo cho ông Thượng thư biết rằng ông Đô đốc đã xin
chánh phủ Pháp ân xá cho hai người và nay mai sẽ trở về nước.