BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 277

hiệp ước; một tạm ước bề ngoài có tính chất lùi lại với những mục
tiêu ban đầu.

Một chính sách như vậy thành tựu được chỉ vì ngay trong lòng

chánh phủ Việt Nam luôn luôn bị đe dọa bởi những cuộc nổi loạn, đã
tồn tại sẵn một tư tưởng thất bại chủ nghĩa, sẵn sàng chấp nhận
một thỏa hiệp như thế.

Chánh phủ Pháp được Dupré nhắc đi nhắc lại nhiều lần,

Dupré vì sự kiện Bắc kỳ nên không phải là người được ưu đãi (person
grata) nữa, rốt cuộc phê chuẩn hiệp ước này lợi cho Pháp hơn những
dự kiến lúc đầu.

Nước Pháp được một thắng lợi ngoại giao quan trọng; tháng

8/1874, trước Quốc Hội, trong lúc trình bày lý do dự án luật phê
chuẩn hiệp ước, chánh phủ có thể kết luận:

“… Văn kiện này, chính thức hóa chủ quyền của nước Pháp trên
đất Nam kỳ, chấm dứt mọi bấp bênh mọi mặt đã đè nặng
trên thuộc địa chúng ta từ 1867. Sau những quan hệ mang dấu
vết tư tưởng thù địch và ngờ vực, hiệp ước này đem lại sự thành
thực hòa bình và hữu nghị giữa nước Pháp với triều đình Huế.
Bằng cách mở cho việc buôn bán với nước ngoài một cảng của
miền trung Nam kỳ, một cảng và cả thủ đô của Bắc Kỳ, cùng
với sự thông thương từ biển cho đến biên giới Trung Quốc,
trên dòng sông Hồng mà dường như là cái cửa tự nhiên của
một vùng đất hết sức rộng lớn của Trung Quốc, nó biến cho
mọi nước nhiều thuận lợi quan trọng mà tương lai sẽ chứng
minh. Sau cùng, nó bảo đảm cho những người An Nam cùng tôn
giáo với chúng ta một sự đối xử như sự đối xử mà luật lệ của
nước họ dựng cho người dân của nhà vua An Nam; nó để cho
các giáo sĩ một sự tự do mà ở Nhật Bản họ không có được, mà ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.