Ban Nha về khoản chiến phí, như vậy khoản chiến phí này sẽ được
thanh toán dứt sau 5-6 năm.
Trong các cuộc hội đàm đó, riêng vấn đề giáo dân là gây nhiều
sôi động. Giám mục Colombert đòi được đích thân điều đình lấy.
Ông Phó Giám mục Sài Gòn bác bỏ điều khoản buộc các quan lại
Kitô giáo phải tuân theo các nghi lễ triều đình Huế: các đại diện
Việt Nam đành phải cắt bỏ điều khoản này đi mà để lại những
khoản nào có lợi cho các giáo sĩ.
Đúng vào lúc các cuộc thương thuyết vừa kết thúc và bản hiệp
ướ
c chính trị vừa được ký kết (ngày 15/3/1874) thì ngày 17/3, hồi
ba giờ sáng, người ta thấy ông trưởng đoàn Việt Nam, Lê Tuấn
chết tại nhà khách của phái đoàn. Tiếng đồn là ông ta uống
thuốc độc tự tử.
Vậy là bản hiệp ước đã ký: Đô đốc Dupré đã thắng được thời
gian. Nếu hiệp ước này không phải là một thành công hoàn toàn của
ông Đô đốc thì ít ra đối với ông cũng là một thành tựu không đến
nỗi quá nhỏ nhoi. Ông ta có thể tự hào một cách xứng đáng.
Nước Pháp thấy nền bá quyền của mình trên ba tỉnh miền
Tây Nam kỳ chiếm đóng trái với hiệp ước trước từ năm 1867, được
thừa nhận; hai cảng miền Bắc và một cảng miền Trung, được mở
cho việc buôn bán, mỗi nơi một lãnh sự Pháp bảo vệ do một đội quân
nho nhỏ. Sau nữa, tại Huế, có một “công sứ” Pháp. Để đáp lại tương
xứng, chánh phủ Việt Nam có thể đặt một đại diện tại Paris và một đại
diện tại Sài Gòn có quyền hạn ngang hàng với công sứ Pháp tại
Huế. Về sau, Dupré chỉ chấp nhận một lãnh sự tại Sài Gòn:
Nguyễn Văn Y sẽ được cử vào chức vụ này cùng với một phó lãnh sự,
Phan Khiêm Ích; hoạt động của họ rất hạn chế; họ không ở lại đó
được lâu.