BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 273

của đội quân này không phải là để chiến tranh, mà chỉ để
trùng phạt những phần tử gây ra tình trạng mất an
ninh…”

(14)

Sự chấm dứt đột ngột chiến dịch Bắc kỳ, cuối cùng, cho Pháp

người ta lo đến chuyện ký kết hiệp ước. Vả lại Dupré cũng quyết
tâm ký cho được hiệp ước “của ông ta”. Là một người đầy tham vọng
muốn cho tên tuổi mình gắn vào với Việt Nam một cách chói lọi,
muốn khi sắp trở về chính quốc, khi mà mọi đe dọa “tòa án
binh”
đã không còn lo ngại nữa, ông ta sẽ được thêm một sao thứ ba
(lên cấp), trong lúc chờ đợi, ông ta kết thúc năm thứ ba và năm
cuối cùng của nhiệm kỳ thống đốc của ông ta bằng một thất bại
hầu như hoàn toàn. Mặc dầu, khoác lác và những khẳng định với
các Bộ trưởng rằng “ông ta sẽ hành động một mình sẽ thắng lợi”,
rốt cuộc tình thế tổng kết lại chẳng “chói lọi” chút nào, chẳng có
Bắc kỳ nào như ông ta đã hứa hẹn; sự tự do đi lại trên sông Hồng
chỉ thu gọn lại trong một câu tuyên bố. Để khỏi tay không về nước
ông ta chỉ còn khả năng cuối cùng: là người ký kết hiệp ước.

Các sự việc Bắc kỳ đã dàn xếp khá ổn thỏa. Rheinart được phái

ra Hà Nội thay Philastre. Philastre cùng Nguyễn Văn Tường trở về
Sài Gòn; ngày 21/2/1874, họ đến nơi.

Ngày Dupré lên tàu trở về Pháp đã định, người thay ông cũng đã

được chỉ định, Dupré chỉ còn cách là “đặt gươm vào hông” các đại
diện toàn quyền của Việt Nam.

Vả lại hoàn cảnh cũng thuận lợi. Mặc dầu phần kết của bản hiệp

ướ

c liên quan đến sự kiện Garnier làm cho nhà vua thỏa mãn, Tự

Đức rất lo lắng: những thắng lợi nhanh chóng đầu tiên của vài
tên phiêu lưu há chẳng làm cho người ta sợ một hành động vũ trang
khác nữa, dù chỉ để gọi là “bảo toàn danh dự” đó sao? Ngay cả một
cuộc tiến công Huế chẳng phải là cũng có khả năng xảy ra đó sao?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.