Nhà vua đồng ý chỉ thị cho các đại diện triều đình phải có thái độ
mềm dẻo hòa hoãn hơn.
Và phái đoàn Việt Nam đề nghị với phái đoàn Pháp: Hoàn toàn
bãi bỏ các khoản bồi thường chiến tranh; bỏ điều khoản liên quan
đến những quan hệ ngoại giao mà họ gọi là “Đoan hành tắc hành”;
đưa về lại Sài Gòn một số tàu thủy đang ở Bắc kỳ; rút một số đơn
vị quân đội đang chiếm đóng ở Bắc kỳ; cử một lãnh sự Việt Nam tại
Sài Gòn.
Ngày 24/2/1874, Dupré trả lời rằng không thể bỏ điều khoản
liên quan đến việc quan hệ ngoại giao; rằng ông ta sẵn sàng trả lại
gần toàn vẹn lãnh thổ tỉnh Vĩnh Long, tức phần giới hạn giữa các
sông Hàm Luông, Ba Thác và Nha Mân. Nhưng chánh phủ Việt Nam
phải trả cho nước Pháp 36.000 đồng bạc mỗi năm. Thành Vĩnh Long
sẽ do một công sứ Pháp và một đội quân đồn trú chiếm đóng để
kiểm tra các quan lại Việt Nam trong việc cai trị tỉnh này. Nó sẽ được
trả lại nguyên vẹn cho chánh phủ Huế khi nào chánh phủ Huế trả
hết cho Tây Ban Nha một triệu đồng bạc còn nợ và thực hiện đầy
đủ mọi điều khoản của Hiệp ước. Tại Hà Nội, Rheinart sẽ có một đội
quân 40 binh lính; hai trăm quân khác sẽ đóng tại Hải Phòng. Ba tàu
chiến sẽ ở lại Bắc kỳ. Tại Nam kỳ, nơi nào có mồ mả gia đình họ
hàng nhà vua sẽ để lại cho một vùng đất xung quanh từ một đến
tám mẫu.
Đáng lẽ nhận việc trả lại Vĩnh Long như Dupré đã đề nghị và đòi
trả luôn các tỉnh kia, các ông đại diện toàn quyền Pháp bị hấp dẫn
bởi những đề nghị của Pháp sẽ tặng chánh phủ Huế năm chiếc tàu
chiến, yêu cầu ông Đô đốc hãy giữ lấy Vĩnh Long mà cai trị; về
số tiền 1.500.000 francs thuế hằng năm của Vĩnh Long, Trà Vinh
và Mỏ Cày, các đại diện Việt Nam yêu cầu ông Đô đốc giữ lấy
500.000 francs để chi tiêu các khoản, còn một triệu thì trả cho Tây