Việc tự do thờ phượng của Kitô giáo ngày càng được bảo đảm hơn.
Sự đối xử rộng rãi hơn đó được chấp nhận ngày 11/3 sau những
phiên họp căng thẳng nhất của cả thời gian điều đình do công lao
của Giám mục Colombert. Theo điều khoản VIII, những hành động
phản bội của những tên thù của Tổ quốc được triều đình Huế hợp
pháp hóa chính thức; ngoài ra người ta còn thừa nhận cho chúng cái
quyền hợp pháp được “cộng tác” với kẻ thù. Vấn đề bồi thường
chiến phí mà hai bên tranh chấp nhiều cũng được giải quyết.
Để làm cho phái đoàn Việt Nam không đòi trả lại ba tỉnh Vĩnh
Long, Châu Đốc và Hà Tiên, vấn đề tha thiết nhất không phải
của riêng triều đình, mà của cả nước, trong phiên họp ngày 10/3,
Dupré hứa sẽ tặng chánh phủ Huế năm tàu chiến. Còn về vấn đề
ngoại giao, lý do tồn tại của một nước có chủ quyền, các đại diện
Việt Nam cam kết sẽ theo chính sách ngoại giao của Pháp.
Trong những điểm bề ngoài dường như có lợi cho Việt Nam,
điều khoản III ghi rõ ràng Việt Nam sẽ không thay đổi trong chính
sách ngoại giao hiện nay của mình, có nghĩa là mối quan hệ và địa vị
“nước nhỏ” với tính cách trừu tượng của nó, đối với Trung Quốc, sẽ
không bị tổn thất gì (sau này, các nhà chức trách Pháp sẽ giải thích
điều khoản này theo hướng hoàn toàn ngược lại). “Chủ quyền” của
Việt Nam và nền “độc lập hoàn toàn” của nó được thừa nhận. Không
còn có vấn đề chiếm đóng Bắc kỳ; ở Hà Nội chỉ còn một lãnh sự
Pháp, Rheinart với đội quân 40 người. Và chẳng hề có vấn đề bảo
hộ.
Chúng ta không quên huân chương “Đại Bắc đẩu bội tinh” trao
tặng vua Tự Đức, ngày 13/4/1874, nhân việc trao đổi văn bản chuẩn y
hiệp ước.
Lần này nữa, chính sách của Pháp khéo kết hợp dùng võ lực với
đàm phán: Garnier và Philastre về hành động bạo lực rồi tạo ra bản