của mình nói rằng, trong Hiệp ước 1874 không một điều khoản nào
cấm Tây Ban Nha đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam cả.
Đó là sự phản ứng duy nhất và dè dặt của Madrid trước những
tham vọng ngày càng tăng của Pháp tại Việt Nam, trước khi nhường
chỗ vĩnh viễn cho ông bạn của mình xưa kia.
Quan điểm giản đơn của Sài Gòn, Le Myre de Vilers khi đến và là
quan điểm của Jauréguiberry, không phải là quan điểm của Hội
đồng Bộ trưởng, cũng không phải quan điểm của thủ tướng
Waddington.
Sau nhiều cuộc thảo luận, Jauréguiberry phải trấn an các đồng
sự, và ngày 5/2/1880 phải cam kết không những sẽ không can thiệp
vào Bắc kỳ mà còn khước từ mọi sự can thiệp vào các vấn đề nội bộ
Việt Nam.
Vậy là trong lúc chờ đợi thời cơ, Le Myre de Vilers thực hiện những
cải cách tại Nam kỳ và chấm dứt “kỷ nguyên phiến loạn” bằng
những cuộc đàn áp khốc liệt.
HUẾ TÌM CÁCH TIẾP CẬN VỚI BẮC KINH
Qua các Hiệp ước năm 1874, nước Pháp muốn:
1. Có được sự thừa nhận chính thức đối với việc đánh chiếm
Nam kỳ.
2. Bằng nền bảo hộ đối với Việt Nam, đảm bảo được đường
biên giới phía đông của xứ thuộc địa mới, cũng như nền bảo hộ đối
với Campuchia đảm bảo cho đường biên giới phía Tây.