nhằm đánh vào thành Nam Định và chẳng ai ngờ rằng những cuộc
“nổi dậy đó” đều được các giáo sĩ Pháp, Tây Ban Nha và chính
quyền Pháp xúi giục để lấy đó làm duyên cớ “giải phóng Bắc kỳ”
khi thời cơ đến.
Lẩn trốn vô Nam kỳ ở tại Thủ Dầu Một, ngày 8/12/1881, Paulus
Thy lại một lần nữa đưa một thỉnh nguyện thư cho Le Myre de
Vilers, cầu xin Pháp can thiệp… để “tuyên bố Bắc kỳ độc lập, dưới
sự che chở của một liên minh vĩnh cửu với nước cộng hòa Pháp…”
Cái “thời cơ” mà các Bộ trưởng và thống đốc đợi chờ chính là lúc
mà Quốc hội Pháp bị họ xúi giục luôn, lâu nay thì không muốn
cuối cùng biểu quyết những kinh phí đã yêu cầu.
NHỮNG CUỘC CAN THIỆP ĐẦU TIÊN CỦA BẮC
KINH
Sau những tin đồn về khả năng xảy ra một cuộc xung đột Pháp -
Việt Nam, hầu tước Tăng Kỉ Trạch vừa mới nhậm chức đại sứ đặc
mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Paris và Luân Đôn, ngày
25/1/1880 có một cuộc hội kiến với chủ tịch Hội đồng, kiêm Bộ
trưởng Ngoại giao, Freycinet.
Trong cuộc hội kiến này, Tăng Kỉ Trạch nhắc lại mối “quan hệ
chư hầu” của Việt Nam với Trung Quốc và yêu cầu xác định về
những tin đồn đại về một cuộc xung đột tất gần giữa chánh phủ
Pháp với “Nhà vua An Nam”. Freycinet đính chính những tin đồn
đó và khuyên Tăng Kỉ Trạch hãy an tâm về thiện chí hòa bình của
chánh phủ Pháp.
Rồi ông đại sứ Trung Quốc, lúc này đang lưu lại ở Saint-
Petersburg để giải quyết vấn đề Kouldja, nhận được một vài tin tức