BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 333

rằng, cũng hiệp ước ấy, đã đặt quyền lợi những người châu
Âu tại An Nam dưới sự bảo hộ của nước Pháp.

“Văn bản mà tôi vừa chỉ ra những điều khoản chính đã được
thông báo kịp thời cho các chánh phủ liên quan; đặc biệt triều
đình Trung Quốc đã được thông báo qua trung gian của phái
đoàn Pháp tại Bắc Kinh. (…)

Về phần tôi, chẳng khó khăn gì mà tôi không cam đoan với
Ngài rằng chánh phủ Pháp có ý định tuân theo những điều
khoản của Hiệp ước 1874 và làm hoàn thành những nhiệm vụ có
thể ràng buộc nó, bao gồm trong hiệp ước.
Chánh phủ Pháp
hiểu rõ rằng chánh phủ Bắc Kinh, cũng như bản thân chúng
tôi, rất quan tâm đến việc giữ gìn trật tự trong một vùng đất

kề ngay biên giới Thiên quốc và sẽ cố gắng hết sức mình

để cản ngăn không để cho bất cứ một khó khăn nào hoặc một
sự hiểu lầm nào, có thể, do đó nảy sinh ra giữa nước Pháp và
chánh phủ của Hoàng đế Trung Quốc…”

(16)

Chúng ta hãy nhớ rằng nội các Ferry đầu tiên (9/1880-11/1881)

vừa mới nắm quyền có mấy tháng nay. Jules Ferry, lãnh tụ cánh tả
Cộng hòa, sắp sửa tiến hành cuộc bành trướng thuộc địa bằng việc
đánh chiếm nước Tunisie. Đứng đầu Bộ Ngoại giao của nội các
Ferry, là Barthélémy de Saint-Hilaire, một nhà Hy Lạp học danh
tiếng và Bộ Hải quân là Đô đốc Cloué.

Chính sách của Pháp đối với Việt Nam đã được xác định một cách

dứt khoát rõ ràng. Ông Bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa không
ngừng thúc giục ông Bộ trưởng Ngoại giao thực hiện nhanh chóng kế
hoạch hành động đã được hai bộ thảo ra và được cả nội các tán thành,
thi hành một áp lực mạnh mẽ, càng sớm càng hay đối với triều đình
Huế nhằm buộc Tự Đức thừa nhận nền bảo hộ Pháp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.