BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 334

Những cuộc điều đình Pháp - Trung về vấn đề Việt Nam vẫn

đứng một chỗ không tiến. Ngày 14/11/1880, Barthélémy de Saint-
Hilaire được Gambetta thay thế. Trong thời gian ngắn ngủi ở Bộ
Ngoại giao, Gambetta thông báo cho nhà ngoại giao Trung Quốc
biết, ngày 1/1/1882 rằng mở một cuộc thảo luận về nguyên tắc,
lúc này là việc làm không thích hợp tí nào.

Nhắc đến bức thư trả lời của ông chủ tịch Tổng lý Nha môn khi

nhận được bản thông báo của Pháp về Hiệp ước 1874, Gambetta
tuyên bố:

“Nói về nước An Nam, bức thư này chỉ nhắc đơn giản rằng,
trước kia An Nam đã từng là chư hầu của Trung Quốc
- điều
ấy, thực ra chỉ có một giá trị lịch sử. Nước Pháp không thể
chấp nhận sự phản đối muộn màng của Trung Quốc về
vấn đề Việt Nam; nhưng tôi có thể cam đoan với Ngài rằng
nước Pháp không nuôi dưỡng một ý đồ nào có thể cho Trung
Quốc nghi ngờ, hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền lợi của
Trung Quốc”.

(17)

Mặc dù Bắc Kinh có can thiệp với Paris, về chính sách của Pháp

tại Việt Nam, Paris chỉ nghe vị đại diện của Thiên triều bằng một
cách lơ lãng. Người ta coi thường những lời phản đối của ông ta vì sự
yếu đuối quá rõ rệt của Bắc Kinh.

Vậy là chính sách của Pháp đối với Việt Nam vẫn tiếp tục theo

con đường do Jules Ferry và các Bộ trưởng của ông vạch ra.

Từ 1870, giai đoạn lớn của chủ nghĩa đế quốc Pháp bắt đầu.

Giữa những năm 1870 và 1900, các lực lượng bành trướng thuộc

địa thắng thế một cách quyết định các lực lượng đối lập. Sau ba
thập niên của một giai đoạn lịch sử đầy sóng gió, nước Pháp đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.