“… Theo phúc thư của ông đại biện (Rheinart) nói thì muốn có
một quyết định liên quan đến việc cử một phái đoàn đi, cần
phải đợi khi nào đại diện của nước Pháp được phép thương
lượng bằng lời với Đức vua, trong một cuộc hội kiến riêng, là
điều khiến tôi lấy làm lạ bởi vì gởi một phái đoàn đi chào
mừng vị đứng đầu nhà nước là một vấn đề lịch sự, còn cơ hội
có thích hợp hay không để chấp nhận cho người đại diện của
nước Pháp điều đình với Đức vua trong một cuộc hội kiến
riêng, lại tùy thuộc vấn đề lễ tân. Hai vấn đề chẳng có gì
giống nhau cả. Điều ông đại biện đã nói làm cho tôi nghi ngờ:
có đúng ý kiến của Ngài như vậy không? Thư của chánh phủ tôi
gửi đi đã gần một năm nay rồi mà chúng tôi không hề nhận
được thư trả lời của nước Pháp, của Ngài cũng không về việc
ấy, tôi e rằng đấy là một điều khiếm nhã. Chánh phủ tôi
nóng lòng chờ đợi phúc thư của phía nước Pháp.”
Việc từ chối không cho tiếp xúc với nhà vua, nói trên đây xuất
phát từ Tạm ước 25/4/1875 giữa chánh phủ Pháp và Việt Nam, điều
khoản I ghi rằng: nước Pháp sẽ cử một “công sứ” đệ nhị cấp ở Huế,
để lo việc thực thi các hiệp ước và điều khoản ấy cũng áp dụng cho
vị “công sứ” mà Việt Nam sẽ cử sang ở Paris. Rồi điều II nói: cấp
bậc của vị “công sứ” ấy sẽ tương đương với chức “tham tri”. Mà tham
tri là Thứ trưởng thứ nhất của Bộ, hàm Tùng nhị phẩm ngay dưới
chức Thượng thư, nhưng không bao giờ có quyền được tiếp xúc với
nhà vua trong các buổi yết kiến long trọng
. Vả lại theo quy tắc
ngoại giao, chỉ một mình vị đại sứ, trưởng phái đoàn là được ủy nhiệm
bên cạnh vị đứng đầu nhà nước, còn đại biện chỉ được ủy nhiệm bên
cạnh Thượng thư Ngoại giao mà thôi. Và chính là căn cứ vào tạm ước
đó mà Thượng thư Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khước từ không cho
viên đại biện Pháp được tiếp xúc nhà vua trong một cuộc hội kiến
riêng. Ông cũng căn cứ vào tạm ước này và vào điều khoản XX của