“… Chúng ta có thể nhận xét rằng triều đình Huế đang
hướng về phía Trung Quốc và vua Tự Đức đang chờ trông vị
‘bá chủ’ của mình, đặc biệt, sẵn sàng, che chở cho nhà vua trong
hiện tại cũng như trong tương lai.”
Về phía mình, Bourée, đại sứ Pháp tại Bắc Kinh ngày
27/12/1880, viết thơ về Paris rằng ông ta được biết, từ một
nguồn tin mật nhưng chắc chắn rằng Tự Đức không chỉ giới hạn
ở
một vài sự biểu dương trừu tượng và phái đoàn Việt Nam cũng
không giới hạn ở những vấn đề nghi thức ngoại giao. Theo Bourée,
ngoài bản báo cáo xuất bản trong “Nhật báo Bắc Kinh” ngày
27/12/1880 còn có “một bản báo cáo khác có tính chất tối mật,
cầu xin Trung Quốc chi viện vật chất cho mình chống lại những
âm mưu xâm lăng ‘mà người ta gán cho Pháp’ mà bằng chứng
đáng tin cậy là cả một chiến dịch báo chí Pháp kéo dài từ bao nhiêu
năm và có nguy cơ phương hại đến toàn vẹn lãnh thổ của An
Nam.”
Quả tình sứ giả Nguyễn Thuật có trách nhiệm vừa mang quà tặng,
vừa xin Trung Quốc một sự viện trợ quân sự 20.000 người. Quang
Tự trả lời đồng ý và sẽ thu xếp sẵn sàng ngay khi bắt đầu mùa gió
bấc.
Sự thay đổi Chủ tịch mới nước Cộng hòa Pháp sưởi nóng niềm hy
vọng của triều đình Huế, có thể Chủ tịch Grévy sẽ chấp nhận
nhượng lại cho mình các tỉnh Nam kỳ mà lâu nay người ta vẫn từ
chối? Triều đình Huế lại đôi phen đặt vấn đề với thống đốc
Nam kỳ về ý định cử một phái đoàn đi Paris, chào mừng vị Chủ tịch
mới.
Một năm qua, Le Myre de Vilers vẫn không trả lời. Ngày
17/7/1881, Thượng thư Ngoại giao Việt Nam lại viết thư cho ông ta: