BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 326

cần, tập hồ sơ mà tôi đã tập hợp lại, lần sau cùng về vấn
đề Bắc kỳ.”

Quá bận rộn về các vấn đề rắc rối ở Ai Cập và ở Tunisiê, ông

Bộ trưởng, lại một lần nữa gạt bỏ đi đơn xin kinh phí.

Lúc này, Tự Đức đã cố gắng không kết quả để trực tiếp liên lạc

với Chủ tịch nước Cộng hòa Pháp qua một đoàn gửi đi Paris. Nhà vua
còn tìm cách gửi một phái đoàn khác sang châu Âu: một Giám mục
người Tây Ban Nha của Hội Truyền giáo Bắc kỳ dường như đã
khuyên nhà vua cử phái đoàn đó đi với nhiệm vụ đến Madrid và đã
cho một giáo sĩ của mình đi theo làm phiên dịch. Từ lâu, các giáo sĩ
Tây Ban Nha đã ganh tỵ với ảnh hưởng ngày càng phát triển của Pháp
tại Bắc kỳ, ở đó họ nắm được quá nửa số những người Công giáo.
Phái đoàn cũng sẽ đi tới thủ đô những nước châu Âu khác rồi đi
Nhật; và triều đình Huế chắc rằng Pháp sẽ không dễ dàng gì mà
cho phái đoàn này đi được, cho nên đã chi ra 300.000 quan tiền làm
kinh phí. Trưởng phái đoàn sẽ là đích thân quan Thượng thư Bộ
Ngoại giao đi theo, có ông cựu lãnh sự tại Sài Gòn và một người phiên
dịch. Do những sự kiện ở Bắc kỳ diễn biến dồn dập, phái đoàn
phải hoãn lại ngày đi.

Vậy là Tự Đức lại hướng sang Trung Quốc. Năm 1880, nhà vua

biên thư cho Tổng đốc Quảng Tây nói rõ ý định nhà vua muốn gửi
quà tặng cho Bắc Kinh, hỏi xem ngày nào thì phái đoàn Việt Nam
mới có thể vượt qua biên giới Trung Quốc. Sau khi đã xem xét bản
báo cáo do Tổng đốc Quảng Tây, Trương Thu Thanh, đề lên về
vấn đề này, Bắc Kinh công bố một sắc lệnh chỉ thị cho “Nhà vua
Việt Nam phải giữ đúng những quy định như lâu nay về thời gian
nhất định dành cho việc qua biên giới.”

Ngày 4/3/1880, đại sứ Pháp tại Trung Quốc, Patenôtre, viết thư

cho Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, Freycinet, rằng tờ “Nhật báo Bắc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.