Kinh” vừa mới công bố một bản báo cáo mới của Tổng đốc Quảng
Tây, trong đó bá quyền của Trung Quốc đối với Việt Nam được
khẳng định rõ ràng hơn trong những văn kiện trước và ông Tổng đốc
Trung Quốc này đối xử, với vua Tự Đức, một cách bình đẳng ngang
hàng trong các thư từ của mình. Và ông kết luận:
“… theo tình hình mọi việc hiện nay, tôi vẫn duy trì ý nghĩ rằng
một hành động quân sự tại An Nam đang ngày càng đúng
mong muốn. Từ lâu, dư luận công chúng ở Viễn Đông đã được
chuẩn bị theo chiều hướng đó.
Nếu chính sách thụ động chiếm ưu thế, thì ảnh hưởng của
chúng ta có thể bị giảm đi một cách nghiêm trọng
Việc Huế cố tình tiếp cận với Bắc Kinh chẳng những không
mang lại lợi ích gì cho Việt Nam mà còn đặc biệt tai hại cho mình.
Những việc tự động tiếp cận đó chẳng đem lại lợi gì, càng gây thêm
những lo ngại trong nội tình chánh phủ Pháp. Nhiều giới tỏ ra đồng
ý một biện pháp bạo lực tức khắc tại Việt Nam, nhằm chấm dứt sự
tiếp cận ấy đi.
Ngày 5/6/1880, Bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa gởi chỉ thị cho
thống đốc Nam kỳ, mời ông đại diện chánh phủ Pháp tại Huế phải
phản kháng với triều đình, ngăn cản không để cho phái đoàn Việt
Nam đi Trung Quốc. Nhưng không gì ngăn cản được nữa. Phái đoàn
do Nguyễn Thuật dẫn đầu vượt biên giới ngày 4/10/1880, và cuộc
hành trình kéo dài đến tháng 7/1881 mới tới Bắc Kinh.
Le Myre de Vilers, sau khi có được bản sao bức thư Tự Đức gửi cho
Quang Tự, do phái đoàn mang đi đã viết thư về Paris, kèm theo
những bản sao ấy: