BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 362

được thỏa mãn nếu nước Pháp, ít nhất tôn trọng ngôi vua của Tự
Đức.

Tất cả những nguồn tin đó khuyến khích chánh phủ Pháp giữ

một thái độ cứng rắn trước những lời phản kháng của nhà ngoại giao
Trung Quốc.

Huế, cả triều đình vô cùng ngạc nhiên trước sự phản bội Hiệp

ướ

c 1874 của chánh phủ Pháp qua việc đánh chiếm thành Hà Nội.

Trong số cận thần của Tự Đức, phái độc lập lại chiếm ưu thế.
Triều đình ra lệnh cho Kinh lược Nguyễn Chinh và phó Kinh lược
đem quân về Mỹ Đức, hợp với quân của Hoàng Kế Viêm chuẩn bị
cho cuộc phản công có thể xảy ra.

Trong lúc đó đại diện lâm thời Pháp, là Rheinart, giải thích với

triều đình rằng, đấy không phải là một hành động mưu tính trước
của Pháp, và yêu cầu chánh phủ Việt Nam cử các quan ra thu hồi lại
kinh thành Hà Nội đã bị phá hủy một phần. Huế cử hai vị đại
thần, với tư cách là đặc phái viên thứ nhất và thứ hai của nhà vua.
Họ đến Hà Nội ngày 10/5/1882. Từ ngày 29/4/1882, Rivière đã đề
nghị với quan án sát (quan phụ trách tư pháp) Hà Nội trả lại thành.

DỰ ÁN PHÂN CHIA BẮC KỲ CỦA PHÁP VÀ TRUNG

QUỐC

Tin đánh chiếm thành Hà Nội làm cho Le Myre de Vilers ngạc

nhiên. Nếu công khai ông ta vẫn bênh vực cho nhân viên thừa hành
của ông bằng cách xin thưởng cho Rivière Bắc đẩu bội tinh, thì về
phía riêng tư ông ta phủ nhận việc làm của Rivière và không giấu
giếm nỗi bất bình. Bởi vì hành động bạo lực của Rivière làm tai hại
đến đường lối ngoại giao tinh vi của ông ta. Bị chánh phủ buộc phải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.