BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 391

D

Chương 14

HIỆP ƯỚC HARMAND 1883

ư

luận công chúng Pháp đã thay đổi. Nếu cái chết của

Garnier không được dư luận đếm xỉa gì đến thì cái chết của
Rivière lại là một làn roi quất vào mình.

Nhưng không nên quy cái quyết định của chánh phủ Pháp can

thiệp một cách quả quyết vào Việt Nam như người ta thường nghĩ
vào duy nhất tin Rivière bị chết. Lâu nay người ta sẵn sàng chấp
nhận dư luận cho rằng trách nhiệm gây ra những cuộc chiến tranh

phương Đông là những “sáng kiến địa phương” khiến cho chánh

phủ không còn có thể nào “lùi chân trở lại được nữa”. Dư luận ấy
không còn phù hợp với thực tế ngày nay nữa. Trách chiến tranh
vượt quá Rivière nhiều. Nó “lên” đến tận Jules Ferry.

Nội các thứ nhất của ông ta phải bận bịu với vấn đề Tunisie và

chính sách giáo dục. Nội các thứ hai bắt đầu từ tháng 2/1883, bị
bế tắc ở châu Âu và sự thiết lập “Đồng minh bộ ba” (Triplice,
gồm ba nước Đức, Áo và Ý do Bismack đề xuất năm 1882), ông ta
bèn sung vào công cuộc bành trướng thuộc địa. Phe chống đối của
“những người yêu nước trên đất liền” chỉ nhìn đến việc quốc
kháng trên lục địa và việc trả thù không đụng chạm đến suy nghĩ của
họ chút nào. Jules Ferry thấy cần thiết phải thực hiện một chính
sách bành trướng hải ngoại vì những lý do chính trị, kinh tế và nhân
đạo. Vậy là, cùng lúc với Tunisie, ông ta sẽ hành động ở Bắc kỳ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.