nhằm đưa công cuộc chiếm đóng Bắc kỳ đến bước cuối cùng
hoàn chỉnh và sẽ cố gắng xâm nhập Madagascar và Congo.
Bốn ngày trước khi Rivière tử trận, tức ngày 15/5/1883, trong
một phiên họp thường lệ, Hạ viện biểu quyết, theo yêu cầu của
Jules Ferry, bằng 351 phiếu thuận và 46 phiếu chống, một đạo
luật quyết định gởi sang Bắc kỳ một đội quân viễn chinh quan trọng
với một kinh phí phụ là 5.300.000 francs. Ở điều khoản của của đạo
luật đó, có nói: “Việc quản lý cao cấp sẽ giao cho một vị tổng ủy dân
sự của nước Cộng hòa chịu trách nhiệm tổ chức chế độ bảo hộ”.
Chẳng hề tham khảo ý kiến của Việt Nam là nước liên quan,
người trong cuộc, nước Pháp vừa quyết định bằng một hành động
độc đoán và đơn phương, chuyển đổi một quốc gia độc lập thành một
“nước được bảo hộ”. Qua cuộc biểu quyết này, Bắc kỳ, được đưa vào
chương 9, tiết thứ 2, của ngân sách nước Pháp.
Tuy nhiên, khi đăng lên “Công báo” thì đạo luật này không có
điều 2 liên quan đến chế độ bảo hộ, điều khoản này đã bị Thượng
viện tách ra chỉ vì nó đặt những nhà chỉ huy quân sự dưới quyền một
ủ
y viên dân sự. Dù sao thì đại đa số Thượng viện cũng đã khẳng định
ý chí thay vào nền chủ quyền độc lập của Việt Nam viễn tưởng một
cuộc “bảo hộ” mà đương sự chẳng hề yêu cầu chút nào.
Trong lúc chờ đợi viện trợ, nước Pháp cấm các tàu bè buôn bán
vũ khí và dụng cụ chiến tranh ra vào bờ biển Việt Nam. Sở dĩ có lệnh
cấm ấy là do trong cuộc tấn công Hà Nội, người Việt Nam được
trang bị bằng những vũ khí hiện đại nhất. Phần lớn vũ khí này là
từ Trung Quốc sang bằng đường bộ. Nhưng cũng có nhiều loại
sang bằng đường biển từ Trung Quốc, từ Mỹ, từ châu Âu hoặc từ các
thuộc địa các nước châu Âu.