Tại Quốc hội, phe tán thành chinh phục Việt Nam ngày càng
thắng thế và đã chiếm được đa số. Nhưng để đạt tới mục đích đó,
có nhiều ý kiến khác nhau: người thì khuyên nên chiếm đóng
miền Bắc Việt Nam bằng cách thâm nhập nhẹ nhàng theo kiểu
“vết dầu loang”. Kẻ khác đề nghị trắng trợn hãy dùng vũ lực; một
số nữa đi xa hơn, đặt vấn đề đánh chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt
Nam từ biên giới Trung Quốc cho đến mũi Cà Mau và chuẩn bị cả
một cuộc tấn công vào Huế. Rheinart, đại diện lâm thời tại Huế là
một trong những người tán thành sốt sắng nhất cách hành động
này. Thomson, tại Sài Gòn, cũng gửi điện về yêu cầu Bộ Hải quân
cho phép can thiệp vũ trang vào Huế.
Giữa lúc đó, Kergaradec tới Sài Gòn. Được tin quân Pháp thất bại
và Rivière tử trận trước thành Hà Nội, ông ta đánh điện tín ngày
25/5/1883, về cho Bộ trưởng Hải quân để trình bày với ông Bộ
trưởng ý định của ông ta muốn ra Bắc kỳ gặp Đô đốc Mayer.
Ngày 27/5, ông Bộ trưởng trả lời ông thống đốc như sau:
“Ghi vào nhật lệnh: kinh phí đã được Hạ viện nhất trí biểu
quyết. Nước Pháp sẽ rửa hận cho những đứa con quang vinh
của mình. Giữ Kergaradec tại Sài Gòn
Và cuối tháng 5/1883, ông Bộ trưởng (Hải quân) điện cho tướng
Bouet, chỉ huy quân đội tại Nam kỳ ra Bắc kỳ để nắm quyền tối
cao chỉ huy quân đội tại đó và mang theo 500 quân lấy từ các trại
lính Nam kỳ. Ông bảo Bouet ra lệnh cho thiếu tá hải quân Morel-
Beaulieu, bất cứ bằng giá nào cũng phải giữ Hà Nội dù có bỏ Nam
Định nếu cần. Ông xúc tiến cho đội quân tăng viện lên đường
sớm; 700 lính thủy đánh bộ cùng với ba pháo đội hải quân, sẽ xuống
tàu Toulon, thêm vào đó còn có hai đại đội lính thủy đánh bộ của