Nouvelle-Calédonie. Cuối cùng, ông cử chuẩn Đô đốc hải quân
Courbet làm tư lệnh một sư đoàn hải quân.
Trên tướng Bouet và Đô đốc Courbet là một ủy viên dân sự, có lẽ
là để nhắc lại vai trò các “Ủy viên trong quân đội”, thời kỳ Quốc
ướ
c (Hội nghị Quốc ước - tức Quốc hội lập Hiến pháp từ 21/9/1792
- 26/10/1795). Vị ủy viên dân sự này ngay khi có điều kiện thuận lợi
phải mở cuộc đàm phán với triều đình Huế và nắm lấy việc cai trị
nước được bảo hộ. Trong lúc chờ đợi, ông ta sẽ “đại diện cho tư tưởng
của chánh phủ bên cạnh các quân nhân” và “chịu trách nhiệm ngăn
cản không cho các hoạt động quân sự đi chệch đường và vượt ra
ngoài phạm vi đã vạch rõ trong các chỉ thị…”
Paris từ bỏ cái sứ mệnh đã giao cho Kergaradec và trao cho
Harmand, tổng ủy dân sự của nước Cộng hòa, những quyền hạn rất
rộng, nắm lấy quyền lãnh đạo về đường lối chính trị của Pháp
tại Việt Nam thay vào chức vụ của thống đốc Nam kỳ, từ đây chỉ còn
tóm gọn lại trong việc cai trị xứ Nam kỳ và quan hệ với Campuchia.
Nguyên là bác sĩ trợ lý của hải quân Nam kỳ (1873-1876), Jules
Harmand đã từng đi với Francis Garnier ra Bắc kỳ năm 1873; từ
tháng 10/1881, ông ta làm lãnh sự Pháp tại Bangkok (Thái Lan).
Đổ bộ lên Bắc kỳ ngày 07/6/1883, tướng Bouet trước tiên lo hoàn
chỉnh bố phòng Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng. Ông ta thiết lập
một quân đội 600 người, tức “quân Cờ vàng”, do một viên sĩ quan cũ
của Jean Dupuis, viên thuyền trưởng người Hy Lạp, Vlavianos
(người Việt Nam gọi ông ta là “ông Kiều”). Đội quân này gồm toàn
bọn du thủ du thực, không tuyên thệ cam kết điều gì và được trả
lương hàng tháng, do ngân quỹ (từ 10 đồng bạc cho mỗi người lính,
50 đồng cho mỗi đại úy. Vlavianos lãnh 250 đồng). Người ta mở
cho viên chỉ huy quân đội đó một khoản kinh phí 500 đồng để mua
sắm thiết bị tại Hồng Kông; tại đây nhờ qua trung gian viên lãnh