Nước Pháp không thể phong tỏa các cửa biển Việt Nam được vì
làm như vậy thường có nghĩa là có cuộc chiến tranh quốc tế giữa
các quốc gia độc lập. Mà Pháp đâu phải ở trong tình trạng chiến
tranh có tuyên bố và vì nó đấu tranh cho cái gọi là “quyền bảo hộ
quy ước” cho nên nó sẽ có lợi hơn nếu nó không coi Việt Nam như
một nước quốc gia độc lập. Vả lại, một cuộc phong tỏa sẽ là vô hiệu,
khả năng đâu mà duy trì một lực lượng hải quân đủ để cấm mọi tàu
bè ra vào trên toàn bộ bờ cõi Việt Nam? Ngoài ra, một sự tuyên bố
phong tỏa có thể sẽ thúc đẩy một vài cường quốc tuyên bố trung lập
và thừa nhận cho Việt Nam cái quyền của những quốc gia tham
chiến.
Vậy thì tốt hơn cả là gắng đạt mục đích đó bằng những lời
tuyên bố ít trịnh trọng đồng thời thực thi những quyền mà Pháp
tự cho là mình có với tư cách là một nước bảo hộ theo Hiệp ước 1874.
Thế là nó can thiệp vào để lập lại trật tự ở Bắc kỳ; nó thay thế các
nhà chức trách địa phương để thực hiện những sự cấm đoán mà bất
cứ một nước nào tự chủ cũng có quyền ra lệnh trên toàn lãnh thổ
nhằm bảo vệ chủ quyền của mình. Nó cấm nhập khẩu vũ khí và
quân nhu, ai trái lệnh thì bị tịch thu hoặc bị trừng phạt cách khác.
Muốn vậy, chỉ cần phong tỏa một vài cửa biển và kiểm soát những
phần bờ biển còn lại nhằm đảm bảo một chỉ dụ về cảnh sát nội địa.
Làm như thế chẳng sợ ai chỉ trích cũng chẳng sợ nước ngoài can
thiệp, bởi đây là củng cố cho một điều cấm đoán có ghi trong Hiệp
ướ
c 1874 cho việc buôn bán của nước ngoài. Nhưng cần phải thông
báo quyết định này cho các chánh phủ nước ngoài để họ phổ biến
cho các thương nhân và các chủ tàu buôn.
Ngày 10/8/1883, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp gửi chỉ thị theo
chiều hướng đó cho các đại diện của Bộ Ngoại giao, bên cạnh các
cường quốc hàng hải, yêu cầu họ thông báo cho các chánh phủ đó
những quyết định trên đấy của Pháp.