sự Pháp, họ mua được 500 súng Remington cùng với 250.000 viên
đạn. Cơ quan hành chánh thanh toán các khoản chi này.
Ngày 4/10/1883, tại Bắc kỳ, lực lượng quân sự Pháp có 9.134
người và ở Huế có 737 người.
Đô đốc Courbet đến Bắc kỳ vài hôm sau tướng Bouet cùng với
một phần hạm đội của ông, 25 tàu chiến.
Cùng lúc ấy, theo một kế hoạch đã vạch sẵn, Thomson đóng cửa
lãnh sự quán Việt Nam tại Sài Gòn và trả ông Nguyễn Thanh Y về
Huế: đây là hành động đầu tiên tuyên chiến công khai với Việt
Nam.
TỰ ĐỨC BĂNG HÀ VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG
VIỆC KẾ VỊ THỎA ƯỚC HARMAND
Trong khi, ở miền Bắc, quân đội Pháp vừa đổ bộ lên; ở miền
Trung, kinh thành bị đe dọa trước cuộc tiến công quân sự sắp sửa
xảy ra của quân thù; ngày 19/7/1883, ở Huế người ta được tin vua Tự
Đức băng hà, sau 36 năm trị vì. Tự Đức lúc này 55 tuổi.
Vì không có con ruột, Tự Đức đã lần lượt nuôi ba đứa cháu của
mình: người lớn nhất Ưng Chân, hay Dục Đức
thông minh, nhưng sa đọa; rồi Ưng Cơ, hay Mệ Trìu
Chánh Mông; sau nữa là Ưng Đăng, hay Mệ Mến, Hoàng thân
Dương Thiên, em ruột của Ưng Đăng.
Hai hôm trước ngày mất, tức ngày 14, tháng 6 âm lịch, năm Quý
Mùi, Tự Đức cho gọi Nguyễn Văn Tường là Thượng thư bộ Tài chính
kiêm cố vấn riêng của nhà vua, Trần Tiễn Thành và Tôn Thất
Thuyết, là những Thượng thư ở triều đình và nhà vua tuyên bố