đầy tớ người Công giáo! Nếu chúng ta không đề phòng thì đất
nước sẽ rơi vào tay những người châu Âu”.
Ông bèn ra lệnh bắt xiềng hết bọn đầy tớ. Đoạn quay về phía
các quan, ông nói: “Các ngài thấy Dục Đức đã làm thiệt hại cho
chúng ta như thế nào? Dục Đức xứng đáng bị phế bỏ!” Và ông cho
đi tìm Văn Lãng. Văn Lãng đã chực sẵn, liền bước vào qua cửa giữa.
Bọn lính gác giữ Văn Lãng lại, Văn Lãng liền quát: “Nếu chính ta
không đi qua cửa này thì ai sẽ đi qua? Nó dành cho người nào khác
đây?
Người ta thảo bản phế ngôi, Văn Lãng là người ký đầu tiên. Tôn
Thất Thuyết ký xong, hăm dọa chém đầu bất cứ ai không noi
gương ông ta mà ký. Tất cả, các Hoàng thân cũng như các quan đều
ngơ ngác, không biết nên quyết định như thế nào. Thấy Tôn
Thất Thuyết mỗi phút mỗi thêm quyết liệt, Phan Đình Phùng,
“Khoa đạo”
lên tiếng: “Tiên đế đã chỉ định cho chúng ta người
kế vị của mình bằng lời cũng như bằng văn bản là Hoàng thân Dục
Đức. Tiếng của người còn vang lên, mực Người viết còn chưa ráo;
thần linh của Đức Tiên đế còn ở giữa chúng ta. Nếu Dục Đức đã
phạm sai sót gì thì chúng ta hãy phê bình chỉ trích nhưng đi quá mức
độ đối với Người sẽ là vi phạm đến sự tôn kính chúng ta cần có
đối với Người”. Tôn Thất Thuyết thịnh nộ thét: “Hãy bắt trói lão
già ấy lại và giam kỹ!”_ Vậy là các người khác tranh giành nhau mà
ký vào cái văn bản bất công đó.
Văn bản phế vị được đưa trình Hoàng Thái hậu. Hoàng Thái hậu
liền phê ngay “tán thành” chẳng chút do dự: “Đúng, Dục Đức bị
phế truất là phải. Hãy thay y bằng một người khác, cũng như y,
còn trẻ trung cường tráng!”
Tôn Thất Thuyết bèn tiến cử Văn Lãng: