BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 399

“Đất nước đang khích động bởi những loạn ly, và đau thương
đủ loại. Chúng ta cần một người đang tuổi tráng niên, miễn là
có quyền lên ngôi báu. Nhưng trong số các Hoàng thân có
quyền đó hỏi có vị nào đã đến tuổi tráng niên? Mệ Trìu, Mệ
Mến còn đang là những đứa
trẻ con; những người khác, ngược
lại đã là những ông già. Chỉ còn hoàng tử Văn Lang; nếu Thái
hậu đồng ý, chúng ta hãy thừa nhận Văn Lang làm vua!”

Bản thân Tôn Thất Thuyết bái chào Văn Lãng với cương vị

Hoàng đế, mọi người khác noi theo gương ông. Sau đó, ông sai Tôn
Thất Thái đuổi Dục Đức ra khỏi cung điện. Dục Đức ngồi trong một
chiếc ghế khóa kín, có đầy lính bao vây, bị đưa trở về chỗ ở của
mình và bị quản thúc. Ông chỉ làm vua được có ba ngày.

Văn Lãng được rước về hoàng cung với nghi lễ dành cho các bậc

đế vương và văn bản tôn phong được ký ngày 20 tháng 6, tức ngày
23 tháng Bảy năm ấy, như đã quy định. Tôn Thất Thuyết ký trước
văn bản. Ông tuyên bố: “Những ai ký xong sẽ được tự do rút lui, ai
không ký sẽ được giữ lại đây!”

Việc tôn phong được công bố cho nhân dân biết và lễ đăng

quang được tổ chức vào ngày 27/7/1883. Hồng Dật, hoàng tử Văn
Lãng, lên ngôi vua, lấy niên hiệu Hiệp Hòa.

Tại Sài Gòn, người ta được tin Tự Đức mất và những khó khăn

trong việc chọn người kế vị. Phải chăng đây là cơ hội tốt để tác động
một cách quyết liệt đối với Việt Nam?

Tại Huế, Rheinart (Rheinard!?), từ năm 1880, đã chỉ rõ ra trong

các bản báo cáo của mình rằng điểm nút của vấn đề Bắc kỳ là ở
kinh đô Huế chứ không phải ở Hà Nội.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.