VIỆC LÊN NGÔI VUA VÀ SỰ ĐẦU HÀNG PHÁP CỦA
KIẾN PHƯỚC
Sau khi ký Hòa ước Harmand, Paris hy vọng nhà đương cục Việt
Nam sẽ thi hành các điều khoản của nó đúng từng chữ từng câu và
chánh phủ Bắc kinh sẽ bị đặt trước một việc đã rồi. Sự có mặt của
quân đội Trung Quốc sẽ không còn lý do tồn tại nữa bởi Việt Nam
đã chấp nhận sự bảo hộ của nước Pháp.
Giữa Paris và Bắc Kinh có một sự căng thẳng rõ rệt. Nếu những
cuộc điều đình ấy không bị cắt đứt thì thực ra nó cũng gần như
đang đi vào ngõ cụt. Tuy nhiên, người ta vẫn có ý đợi chờ ở thiện chí
cả hai bên để đi đến một lối thoát có danh dự ra khỏi tình trạng rối
rắm này và chờ đợi ở một sự trung gian cuối cùng của Luân Đôn.
Đương nhiên tất cả những sự đề phòng cần thiết đã được chuẩn
bị cả đến việc, nếu cần thì đưa chiến tranh vào đất Trung
Quốc; nhưng tại Quốc hội cánh tả cũng như cánh hữu đều kiên
quyết chống lại ý đồ này.
Tuy vậy, bất chấp những cuộc chất vấn gay gắt, cuối cùng
Quốc hội cũng bỏ phiếu tín nhiệm nội các Jules Ferry. Ngày
11/12/1883, qua hai lần biểu quyết, Jules Ferry đã xin được Quốc
hội cấp cho mình một số kinh phí phụ là ba mươi triệu francs cho
cuộc viễn chinh. Đạo quân này do tướng Millot chỉ huy và gồm các lữ
đoàn Briere de L’Isle (Bộ Hải quân) và Négrier (bộ Chiến tranh). Nó
rời bến Toulon ngày 25/12/1883 và 02/01/1884 với một quân số là
6.500 viện binh để tăng cường cho số 10.000 quân đã có mặt ở Bắc
kỳ rồi.
Cùng lúc Tricou, đặc phái viên của chánh phủ Pháp ở Bắc kinh,
nguyên là đại sứ đặc mệnh toàn quyền Pháp tại Tokyo cũng đến Hà
Nội. Hoàn thành sứ mệnh tại Trung Quốc xong, ông ta lợi dụng