Tường. Chính tham vọng của ông ta là nguyên nhân làm cho Hiệp
Hòa bị sụp đổ. Ông ta đã lấy được lòng Tôn Thất Thuyết bằng
cách gả con gái mình cho con trai Thuyết, sau đó hai người liên kết
với nhau cho ám sát đồng sự của họ là quan Cần Chánh Trần Tiễn
Thành, cũng là đại thần nhiếp chính và là người chống đối họ,
qua bàn tay một nhóm người lạ, ngoài kinh thành.
Vậy là cuộc “cách mạng cung đình” đã diễn ra trong đêm 29 rạng
ngày 30/11/1883. Triều đình, lúc này đang lui về Tịch điền (nơi có
bàn thờ và cánh đồng mà nhà vua xuống ruộng cày truyền thống
hàng năm), cho mời Mệ Mến đang ở Văn Miếu (Lăng Tự Đức) cùng
với các bà vợ của vị cố vương đến. Mệ Mến bị lôi đi mà mình run
sợ, rồi được cả triều đình, cả quân đội tôn xưng làm Hoàng đế mặc
dầu ông phản kháng. Sau đó, ông được người ta dẫn tới Viện Cơ mật
và giao ông chủ tọa. Ông đành phải làm theo mà lòng chẳng có chút gì
là phấn khởi.
Người ta huy động mọi làng mạc nhằm gây áp lực buộc tòa công
sứ Pháp và phe cánh của Hiệp Hòa phải tuân phục.
Bà Thái hậu định phản đối việc tôn xưng Mệ Mến lên ngôi vì còn
quá trẻ (15 tuổi). Nguyễn Văn Tường trả lời bà: “Muộn mất rồi, mọi
việc đã xong xuôi!”
Đoạn Tôn Thất Thuyết cầm đầu bốn trăm “Cẩm Y” (tức
thânbinh) đến chỗ Hiệp Hòa đang ở, đuổi ông ta ra khỏi cung điện:
“Hãy tự mình ra khỏi cung đi, bằng không người ta sẽ đuổi đi
bằng bạo lực!”
Bị truất ngôi, bị mọi người ruồng bỏ, ông khốn khổ. Hiệp Hòa
phải ký sắc vụ thoái vị. Ông gửi cho bà Thái hậu – là mẹ nuôi của
mình – cả ấn tín lẫn vương phục rồi rời bỏ cung điện ra đi giữa hai
hàng cấm vệ gươm giáp tuốt trần.