Thái độ khẳng khái đó của Hoàng Kế Viêm đã thấu tai cả giới
quan lại và trí thức kinh thành và chính là họ đã dựa trên thái độ đó
để đả kích sự bất hợp lệ của việc tôn Hiệp Hòa lên ngôi vua.
Còn Hoàng Kế Viêm thì người ta nói ông vẫn còn ở lại trên đất
Bắc tiếp tục đánh Pháp, không cần biết đến Hiệp ước Harmand
và các phái viên của triều đình. Có người thì nói ông như kẻ tù nhân
của Trung Quốc bị chúng ngăn cản không cho trở về Huế. Có
người khác nữa là tin rằng Hoàng Kế Viêm mong muốn được
thấy Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường bị lật đổ cả hai người
để ông ta thay chân họ bên cạnh vua Hiệp Hòa. Nỗi buồn của ông
trước việc người ta đưa Hiệp Hòa lên ngôi thay vì tự quân đã được Tự
Đức chỉ định chắc chắn là không chịu nổi một sự kiện bất trắc
như vậy. Cuộc “cách mạng cung đình” đối với ông chẳng phải mới lạ
gì.
Hiệp Hòa có những ý nghĩ cùng một loại như Hoàng Kế Viêm
chăng? Và có để lộ ra chăng? Có hay không chưa rõ, nhưng viên công
sứ Pháp tại Huế, Champeuax, đã nghe phong phanh rằng các ông
đại thần nhiếp chính có ý định mưu sát Hiệp Hòa. Điều ái ngại
duy nhấtcủa Pháp cùng lắm là sợ Hiệp Hòa, vì không cảm thấy
mình được người Pháp công khai ủng hộ lắm, lại nản lòng vì những
âm mưu của những người xung quanh, mà rút khỏi ngôi vị chăng? Và
người ta quả quyết rằng Nguyễn Văn Tường đang dùng mọi biện
pháp để đi đến kết quả đó.
Một vài nhân vật thuộc phe cánh Dục Đức, gửi thư thỉnh cầu tới
công sứ Pháp (tại Huế), như Phan Thanh Tôn, con trai của Phan
Thanh Giản và em là Phan Thanh Tòng nhằm nhờ người Pháp giúp
sức để thực hiện cuộc “cách mạng cung đình” mới này:
“… Chính là nhờ sự giúp đỡ của nước Pháp,” Phan Thanh Tôn
viết thư cho Champeaux, “mà vua Gia Long đã sáng lập ra