BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 449

một cuộc kháng chiến được tổ chức nhằm đối phó với kẻ thù từ
phương tây đến nô dịch nhân dân thì tại Huế, sau cuộc cách mạng
cung đình lật đổ Dục Đức để đưa Hiệp Hòa lên ngôi, tất cả nhiếp
chính đại thần, Thượng thư và quan cao cấp ganh tị lẫn nhau, chia
rẽ nhau và chi phối bởi lợi ích đối lập. Tất cả ngờ vực nhau, một
cuộc đảo lộn mới không thể nào tránh khỏi.

Nơi triều đình cũng như trong dân gian, mọi con mắt đều

hướng về Hoàng Kế Viêm, tổng chỉ huy quân đội Việt Nam ở phía
Bắc và là anh rể của vua Tự Đức. Thái độ ông ta như thế nào? Có
quan hệ gì với phái đoàn của triều đình ra Bắc ngày 22/9/1883
không? Ông có chấp nhận việc Hiệp Hòa lên ngôi vua và Hiệp ước
25/8 không?

Hoàng Kế Viêm là quan “Đông Các”, người cao niên nhất

trong“Tứ trụ triều đình”

(1)

. Việc ông làm rể hoàng gia đã tạo cho ông

một uy tín lớn trong chốn cung đình và ông tự hào về những đặc
quyền của mình, những đặt quyền mà cho tới đây không mấy ai
biết đến. Địa vị của ông ở Bắc Kỳ bị giảm sút do cuộc can thiệp vũ
trang của nước Pháp và ông không thể tìm được một sự đền bù trở lại
chốn kinh đô, bởi ở đây, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường
đã chiếm lấy những vị trí quan trọng hơn cả bên cạnh Hiệp Hòa mà
họ tôn lên ngôi vua không cần cả sự tham gia của Hoàng Kế Viêm
nữa.

Người ta xác nhận rằng Hoàng Kế Viêm có viết cho Viện Cơ

mật một bức thư trong đó bộc lộ sự bất bình của ông. Người ta nói
rằng ông không thù địch với Hiệp Hòa mà chỉ phàn nàn đã không
hỏi ý kiến trong trường hợp như vậy. Ông phản đối cái việc chỉ
trong vòng 38 giờ đồng hồ, người ta đã xé cả bức di chúc của vua Tự
Đức và ông đã tuyên bố sẽ lui về thú điền viên sau khi được trút bỏ
vũ khí xuống.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.