BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 494

Ngày 1/3/885, chính Sir Campbell thực sự đã trở thành “Đại sứ

toàn quyền” Trung Quốc, đã phát biểu những điều đề nghị đó;
nhà ngoại giao Pháp sửa đổi, bổ sung thêm và văn bản được thông
qua, trước tiên là Campbell, rồi tiếp theo là Tổng lý Nha môn, ngày
30/3. Người ta trở lại với Thỏa ước Thiên Tân, chỉ đơn giản vậy thôi.

Cả hai bên đều nóng ruột muốn kết thúc cho xong vấn đề

nên chẳng bên nào nghĩ đến lợi dụng sự kiện Lạng Sơn cả. Cả hai, vội
vàng đến nỗi một mặt, họ không đợi sự thành lập nội các mới (nội
các Brisson mãi đến ngày 6/4 mới ra mắt) và mặt khác, họ không
đợi sự hiện diện của một đại diện chính cống người Trung Quốc để
ký vào văn bản. Vể phía người Pháp, hiệp ước mới do Billot, Vụ trưởng
Vụ Chính trị của Bộ Ngoại giao Pháp ký và phía bên kia, là do Sir
Campbell ký, thay mặt cho chánh phủ Trung Quốc.

Bản hiệp định này được đổi thành hiệp ước chính thức ngày

9/6/1885, với chữ ký của Patenôtre và Lý Hồng Chương sẽ được
Quốc hội Pháp chuẩn y ngày 6/7/1885.

VỤ BẠO ĐỘNG NGÀY 5/7/1885 VÀ VIỆC CƯỚP

PHÁ CUNG ĐIỆN NHÀ VUA

Từ đây, Việt Nam sẽ phải một mình đối phó với những yêu sách

của Pháp. Trung Quốc, niềm hy vọng cuối cùng, đã bỏ rơi Việt
Nam cho nên Việt Nam vội vàng chuẩn y hiệp ước Pháp - Trung.

Cái “trò chơi hai mặt” mà Trung Quốc đã chỉ trích Việt Nam,

thực ra thì ai đã chơi trò đó? Bản Dự án Bourré - Lý Hồng Chương
phân chia đất Bắc kỳ và bản Thỏa ước Fournier - Lý Hồng Chương
chẳng phải là những bằng chứng hùng hồn để xác minh cái mưu mô
đích thực của Trung Quốc sao?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.