BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 496

Biết rõ ý đồ của Courcy và đi trước cả Courcy, ông phụ chánh đã

cho tăng cường bố phòng. Những việc chuẩn bị quân sự của các nhà
chức trách Việt Nam đã bị tiết lộ vì hai vị Giám mục Puginier và
Caspar đã báo trước cho Courcy hay.

Courcy đóng ở sứ quán của viên khâm sứ Pháp, rồi cho mời hai vị

phụ chánh tới để bàn về nghi thức yết kiến nhà vua. Chỉ một mình
Nguyễn Văn Tường đến. Tôn Thất Thuyết tuyên bố ông bị bệnh
nên không tham gia được. Cuộc thảo luận kéo dài hai ngày, Courcy
yêu sách chủ yếu là toàn bộ đoàn tháp tùng của ông cho đến cả
những tên lính thường, sẽ đi vào bằng cửa Ngọ Môn, dành riêng cho
một mình nhà vua, và là cửa cấm, cả đối với các vị đại thần. Không
một lý do gì, ngoài cái ý muốn làm nhục và khiêu khích, có thể
chứng minh cho cái yêu sách mà viên tướng ấy quyết đòi hỏi cho kỳ
được, bất chấp mọi sự. Ngày 4/7/1885, y ra hạn cho triều đình
phải chấp nhận bản tối hậu thư trong vòng 24 tiếng đồng hồ.

Người ta có thể hình dung được ngay một cách tổng quát cái bối

cảnh, trong đó vụ bạo động ở Huế sẽ xảy ra và sự bác bỏ của triều
đình không chấp nhận cái tình huống áp đặt cho họ bằng sức
mạnh. Người ta cũng có thể đoán trước được sự việc sẽ diễn biến ra
sao và lập trường của một số người có đóng một vai trò trong đó.

Thái độ hai vị phụ chánh tỏ ra khác nhau: Tường đáp ứng ngay các

yêu sách của viên tướng Pháp, mặc dù là những yêu sách hết sức
thiếu lễ độ. Thuyết thì quay lưng đi, thông báo rằng ông ta bệnh.

Buổi chiều ngày 4/7 để san bằng bớt các khó khăn, Viện Cơ mật

đề nghị hội kiến với Courcy, Courcy từ chối. Y từ chối cả những
tặng vật của bà Thái hậu cho các quan lễ phục chỉnh tề mang tới
biếu y. Cả cung điện coi hành vi bất nhã đó là một sự thóa mạ đối
với ngai vàng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.