BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 495

Hình như Hiệp ước 1884 đã được giải thích một cách rất khác

nhau ở hai bên; ở Huế thì giải thích theo từng câu từng chữ và như
một sự nhượng bộ tối đa; còn Paris thì giải thích một cách rất rộng
rãi và như một giai đoạn để tiến đến một sự thôn tính không che
đậy lắm.

Ngày 31/3/1885, hôm sau ngày nội các Jules Ferry đổ, Hạ viện

biểu quyết một số tiền tạm ứng 30 triệu vào số kinh phí Bắc Kỳ.
Có nghĩa là cuộc biểu quyết hôm trước không nhằm vào chống lại
việc chiếm đóng Bắc Kỳ mà nhằm chống lại cá nhân Jules Ferry
mà thôi.

Trên thực tế, không nghi ngờ gì nữa rằng chánh phủ Pháp, trong

thời kỳ này đang hướng về một chính sách cứng rắn ở Việt Nam. Sở
dĩ viên tướng Roussel de Courcy được làm tổng chỉ huy mới là người
ta muốn thi hành những biện pháp bạo lực. Không phải là một viên
thiếu tá hải quân hay một viên đại tá nữa, mà là một vị đại tướng.
Mặc dù ông ta cả đời chỉ lo chuyện quân lính của mình, chẳng có kinh
nghiệm gì về ngoại giao hay chính trị, người ta vẫn trao cho ông
những quyền hành cả quân sự lẫn dân sự và các ông khâm sứ,
thống sứ ở Huế và ở Hà Nội, đều đặt dưới quyền của ông ta. Rõ
ràng là người ta đang hướng đến một hành động quân sự quan
trọng. Người ta còn đề xuất vấn đề áp đặt cho Việt Nam một hiệp
ướ

c mới, vì các công thức “bảo hộ” đã lỗi thời mất rồi.

Vừa đặt chân tới Việt Nam và chắc chắn là ông ta đã nhận được

chỉ thị theo chiều hướng này Courcy tính toán ngay đến việc
chiếm đóng toàn vẹn lãnh thổ đất nước Việt Nam.

Đến Huế ngày 3/7/1885, ông ta có một đoàn tháp tùng khoảng

1.000 người. Ông ta yêu cầu phải để ông ta dẫn cả đoàn tháp tùng
theo ông ta vào Nội điện, trình quốc thư cho vua Hàm Nghi, đồng
thời lợi dụng cơ hội để “bắt cóc” Tôn Thất Thuyết luôn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.