BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 493

Tuy là rất bất bình với nước Pháp, Sir Robert Hart, Tổng Giám

đốc Thuế quan Hàng hải Trung Quốc, lo sợ thấy thu nhập của Sở
thuế Hải quan của ông bị tiêu hao vì chiến tranh kéo dài. Ngày
10/1/1885, ông cử đại điện của mình tại Anh, là Sir James Duncan
Campbell, sang Paris đòi trả lại một chiếc tàu buôn đã bị Đô đốc
Courbet bắt giữ gần Đài Loan và lợi dụng thời cơ để thăm dò giúp
cho Trung Quốc biết về ý đồ của Pháp. Viên công chức vừa của
Anh, vừa của Trung Quốc, và các nhà ngoại giao Pháp, bắt đầu, từ
ngày 6/2/1885, đã có những cuộc tiếp xúc với nhau, lúc đầu còn bí
mật, nhưng sau đó trong tháng Ba thì họ gặp nhau gần như hằng
ngày.

Cả hai chánh phủ Pháp và Trung Quốc bây giờ đều mong muốn

giải quyết vấn đề thật khẩn trương để trở lại giao hảo với nhau. Lý
do chiến tranh đâu phải là cơ bản đối với cả hai bên. Những lý do
hòa bình mới là quan trọng và ngày càng gia tăng. Tại Pháp, cần
phải làm cho phe đối lập trong Quốc hội mất hẳn đi một cái duyên
cớ thường xuyên cho họ can thiệp, đồng thời loại bỏ đi một cuộc
chiến tranh xa xôi, tốn kém mà chẳng cần thiết chút nào.

Tại Trung Quốc, vấn đề Triều Tiên đang phát triển theo

chiều hướng đáng lo ngại cho Bắc Kinh; ở Turkestan (Tân Cương),
có một cuộc nổi dậy và người ta đang đàn áp; thương mại và công
nghiệp bị đình đốn hoàn toàn, do tài chính suy đốn thảm hại;
quyền bá chủ đối với Việt Nam đã bị quá thời.

Cùng một lúc với những cuộc đàm phán bán chính thức diễn ra tại

Paris, còn có những cuộc đàm phán khác tại Berlin, giữa các tùy viên
quân sự Pháp và Trung Quốc. Trung Quốc đề nghị những điều
rất cụ thể với tùy viên Pháp, cho một hiệp định tương lai trên cơ sở
Thỏa ước Thiên Tân.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.