người ta đang chồng chất những lời oán trách kêu ca, thì… bất
ngờ, tin tức về chuyện thất bại, về tấn “thảm họa Bắc Kỳ”
truyền về đột ngột như một tiếng sét.
Phiên họp ngày 30/3/1885 quả là một tấn bi kịch; ngay trước
phiên họp, đa số nghị sĩ Hạ viện đã biểu thị sự bất tín nhiệm. Jules
Ferry đã biết trước số phận của mình rồi, không tìm cách giữ chức
vụ nữa; ông ta chỉ đành yêu cầu một số kinh phí phụ để gỡ lại tình
thế ở Bắc kỳ.
Giữa chiến dịch chống giáo quyền đang quyết liệt, chính các
hệ tư tưởng đối lập lại phục vụ cho ý đồ chinh phục thuộc địa. Người
Công giáo ủng hộ vì muốn truyền bá đức tin. Phe tả cấp tiến lại
nắm lấy vai trò chỉ đạo chiến dịch với hy vọng đi truyền bá “ánh
sáng”. Nhưng những đòn đau nhất đánh vào chủ nghĩa bành trướng
của Jules Ferry, lại không phải từ phe cực hữu quân chủ hay do dự về
những vấn đề này mà từ Clémenceau và các bạn của ông ta, đang
được kích động vì một hình thức khác của chủ nghĩa yêu nước cộng
hòa.
Vậy là Clémenceau mở màn trận chiến, tiếp đó là Ribot. Chẳng
ai lên tiếng bảo vệ cho Jules Ferry: người ra đã bắt đầu lo sợ làm
mếch lòng chánh phủ sắp tới.
Lời yêu cầu thảo luận ngay về vấn đề kinh phí bị bác bỏ, với
306 phiếu chống và 149 phiếu thuận. Nội các Jules Ferry từ chức.
Bên ngoài trụ sở Quốc hội, quần chúng la ó “tên Bắc kỳ” (Le
Tonkinois, chỉ Jules Ferry), “mà cái vinh quang ngày mai” đang là
cái “nhục nhã hôm nay”.
Tuy nhiên, ngày trước khi nội các Jules Ferry sụp đổ, việc ngoại
giao đã được nối lại giữa Trung Quốc và Pháp.