đối quyết liệt đến nỗi chỉ vài hôm sau đó, một chỉ dụ của Hoàng
đế, có chữ ký của Courcy kèm theo, hủy bỏ mọi phẩm tước đã được
ban thưởng cho Tường và ra lệnh tịch thu tài sản.
ĐỒNG KHÁNH LÊN NGÔI
Tuy rằng một chánh phủ mới, do sự thu xếp của Courcy, đã được
thành lập tại Huế, công việc quốc gia không được ổn định chút nào
theo như ông này mưu tính.
Sau khi đày Tường đi Tahiti, Courcy quyết định chọn một vua
khác thay Hàm Nghi. Ông ta hy vọng chấm dứt được tình trạng loạn
lạc đang nổi lên khắp đất nước và dĩ nhiên ông ta chỉ nghĩ đơn giản
là thay vào chỗ ông vua theo kháng chiến một ông vua khác, do nước
Pháp chọn và đưa lên ngôi, tập hợp xung quanh ngai vàng cái số rất
ít những kẻ tán thành chế độ chiếm đóng của ngoại bang.
Ngay sau khi vua Hàm Nghi rời Huế ra đi, đoàn người theo vua
đã thâu lần cho nhẹ một số những nhận vật, do tuổi tác già nua
hoặc bệnh tật mà không có khả năng sống một cuộc sống lang
thang. Người ta hết sức ngạc nhiên thấy trong số này, có Hoàng
thân Chánh Mông, là người không thể viện những lý do nói trên để
trở về vì ông ta mới có 23 tuổi và hoàn toàn khỏe mạnh.
Hầu ngay tức khắc, ông Hoàng thân này xin được gặp tướng De
Courcy. Vì Courcy vắng mặt hôm đó, Chánh Mông được viên đại
biện lâm thời tiếp đón. Ông yêu cầu được đặt dưới quyền bảo hộ
của người Pháp; Champeaux bèn cho ông được có một chỗ ở quanh
quẩn sứ quán Pháp và mời ông hãy sống yên ổn ở đây.
Ông ta đã ở đây không lâu. Đầu tháng 11/1885, tướng De Courcy
muốn tìm một người đặt lên ngôi cho triều đình Huế; tất nhiên là