Courcy nghĩ đến Chánh Mông, một “ứng cử viên” hầu như đã được
chỉ định, ở ngay tầm tay của ông ta và lại là một “lựa chọn tốt”. Khi
được đưa lên ngôi vua, người con cuối cùng của Tự Đức, người Pháp
tự nghĩ mình đã dựng lên cho Việt Nam một ông vua do chính họ lựa
chọn. Chánh Mông vừa chứng minh là ông coi nước Pháp như kẻ tâm
đầu ý hợp mà đi với nước Pháp. Thỉnh thoảng ông ta có một vài cơn
điên, Rheinart rất biết vậy. “Những cơn điên có vẻ chẳng nguy
hiểm gì, nhưng vẫn tái xuất hiện, lâu lâu một lần trong thời gian
ông ta trị vì”; nhưng chẳng gây trở ngại gì cho ông ta, cũng như cho
chánh phủ bảo hộ.
Còn tình cảm của dân tộc đối với ông ta ư? Lãnh đạm, khinh bỉ
hoặc căm thù. Đối với người Việt Nam, chỉ có một ông vua và chỉ có
một thôi là Hàm Nghi; ông vua đã nổi lên chống lại quân Pháp.
Ngày đăng quang định vào ngày 29/6/1886
, làm nổi bật lên chủ
yếu một điều: ông ta chỉ là một kẻ chư hầu tội nghiệp. Chính
Chánh Mông tự thân hành đi đến sứ quán Pháp, ở đó Courcy đang
“đợi” ông ta. Chưa bao giờ một ông vua Việt Nam lại chịu chấp nhận
một sự khinh mạn nhục nhã đến thế này. Ông vua trị vì dưới niên
hiệu “Đồng Khánh” ấy (Hạnh phúc liên minh giữa hai dân tộc hùng
cường) (1885-1889), tự tay mang bức thư thụ phong mà ông ta phải
trao cho vị tướng Pháp. Chính là tại sứ quán Pháp mà ông ta được thụ
phong.
Lúc trở về cung, khi “Hoàng đế” muốn theo nghi thức lên ngôi
ở
chiếc cáng khiêng tay của mình, thì Courcy cản lại ba lần không
cho: “Hoàng đế” phải đi bộ bên cạnh vị tướng Pháp cho đến gian
phòng đặt ngai vàng. Sau đó, Courcy hỏi một câu hỏi khá bất ngờ:
“Nhà vua muốn một đội thân binh người Pháp hay người Việt?”.
Đồng Khánh trả lời luôn không chút do dự: “Người Pháp”. Người
thấy rất rõ: chủ quyền của Việt Nam sẽ được “giữ chặt”.