Hơn nữa lúc này, quân đội Pháp đang trải qua một căn bệnh dịch
khủng khiếp: bệnh dịch tả. Tuy không đánh nhau mà đã gây nên cho
quân đội Pháp 4.000 người tử vong!
Vậy là De Courcy đành chuyển sang những chiến dịch “ngoại
giao”, mà về ngoại giao thì ông ta chẳng bao giờ là một nhân vật
xuất sắc cả!
“Nạn nhân” đầu tiên của “chiến dịch ngoại giao” này chính là
Nguyễn Văn Tường. Thời hạn hai tháng mà De Courcy định cho
Tường bình định xong đất nước, kết thúc vào ngày 5/9; chính cũng
là lúc mà sự bất an ninh và những cuộc nổi dậy diễn ra ngày càng
trầm trọng. Mặc dù sống dưới sự kiểm soát chặt chẽ của người
Pháp, mà thực tình ông ta chỉ là một tù binh, Tường vẫn bị Courcy
nghi ngờ là thông đồng với quân phiến loạn, phe chống đối, chỉ
trích ông ta về thái độ mập mờ của ông ta và tố cao ông ta đã cung
cấp cho chế độ bảo hộ những tin tức không thật. Tất cả những nghi
ngờ đó đều khó lòng mà có căn cứ, nhất là sau khi chúng ta biết
tâm hồn, tính cách của Tường, chẳng cao thượng gì cho lắm. Nhưng
tướng Courcy muốn, bằng cách đó, thanh minh cho những thất
bại của chính ông ta.
Và vị “chủ tịch Viện Cơ mật” vừa mới được người Pháp tôn lên chức
vụ này đã bị, cũng chính những người Pháp ấy, ra lệnh bắt giam.
Ngày 22/10/1886, ông ta bị đưa xuống thuyền đày ra nhà tù Côn
Đảo, cùng với nguyên Thượng thư bộ Hộ, Phạm Thân Duật và thân
phụ Tôn Thất Thuyết, là Tôn Thất Định, đã bị quân Pháp giữ làm
con tin một cách hèn nhát từ ngày 6/7/1885.
Phạm Thân Duật chết trên đường đi đày và xác của ông bị ném
xuống biển. Nguyễn Văn Tường thì sau đó bị giam giữ tại Tahiti,
được chánh phủ Pháp ban cho một khoản trợ cấp (hằng năm) là
30.000 francs. Những việc trợ cấp này đã gây nên những sự phản