mang theo chiếc đại ấn của quốc gia, biểu hiệu của chính quyền
hợp pháp và những lời kêu gọi đóng dấu ấn này có uy thế rất lớn
lao đối với nhân dân.
Tại Paris, nội các Brisson tiếp tục đường lối chính sách của Jules
Ferry, mặc dù những cuộc bỏ phiếu lập pháp năm 1885 liên quan
chủ yếu đến vấn đề Bắc kỳ, đã ít nhiều làm cho phe đối lập
cánh hữu thù địch với chủ nghĩa thực dân, được củng cố thêm.
Cuối năm 1885, khi chánh phủ yêu cầu chuyển số kinh phí về
Bắc kỳ của năm tài chính 1885 chưa chi hết 79 triệu franc sang cho
năm 1886 thì George Perrin, chủ tịch tiểu ban, cũng như đa số của
ban này phản đối và đòi rút quân ra khỏi Bắc Kỳ. Riêng chỉ một
mình Freppel, Giám mục Angers và đại biểu quốc hội suốt cả phiên
họp thảo luận, đã đấu tranh sôi nổi chống lại luận đề rút quân này.
“…Các Ngài sẽ được gì với việc rút quân ở Bắc kỳ? Nhục nhã và
mất danh dự, không gì khác. […] Cái điều mà cử tri đoàn chỉ
trích không phải là bản thân cuộc viễn chinh Bắc kỳ mà là sự
chỉ đạo kém cỏi cuộc viễn chinh ấy. […] Chính do những biện
pháp nửa vời, những mò mẫm, những sự lần chần tránh né,
những sự hoãn đi hoãn lại… đã cho phép Trung Quốc và An
Nam tung ra trận những lực lượng mà họ không có lúc ban
đầu. […]
Các Ngài có lẽ nào gạt lại sau lưng các Ngài con số bốn năm
trăm nghìn giáo dân, mà sai lầm duy nhất của họ mà tội
nặng của họ, đã mang tiếng xấu về mình, là vì họ đã bảo vệ
quyền lợi của nước Pháp sao?...
Phải, cái công cuộc mở rộng thuộc địa của nước Pháp quả là
điều rất có lợi, rất hợp lý. Đúng là bổ ích và hợp lý vô cùng,
nếu chúng ta kết vào với Bắc kỳ, cả An Nam, Nam kỳ và