họ, với người dũng cảm thì yêu cầu cống hiến sức mạnh cánh tay
của họ mình để giành lại Tổ quốc từ tay kẻ xâm lăng”.
Hưởng ứng lời kêu gọi, nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy khắp nơi,
chỗ nào cũng có. Trừ một nhóm quan lại nhỏ theo kẻ chiến thắng,
cam tâm hợp tác với quân xâm lược để duy trì và tăng cường chế độ
phong kiến, rất nhiều nhà Nho yêu nước nồng nàn đã tự nguyện
bỏ quan về để khỏi phải phục vụ một chánh phủ ô nhục và một kẻ
chiếm đóng ngoại quốc. Họ sống giữa lòng nhân dân, phần lớn
trong những điều kiện khiêm tốn và có rất nhiều uy tín. Các
“Văn Thân” (tức các sĩ phu) sắp đóng vai trò những người cổ vũ chân
chính cho phong trào kháng chiến nhân dân, mỗi ngày mỗi phát
triển rộng lớn thêm lên.
Ở
miền Trung đã diễn ra một cuộc chiến tranh chống quân
Pháp thực sự và kéo dài trên hai mươi năm. Trong số những cuộc nổi
dậy dó, ta hãy kể những cuộc quan trọng nhất xảy ra trong hai năm
1885 và 1886; đó là cuộc khởi nghĩa của Phạm Bành, Đinh Công
Tráng và Hà Văn Mao tại Thanh Hóa; Nguyễn Xuân Ôn và Lê Doãn
Nhã, tại Nghệ An; Lê Ninh và Ấm Võ, tại Hà Tĩnh; Trương Đình Hội
và Nguyên Tử Nha, tại Quảng Trị; Trần Văn Dư và Nguyễn Duy
Hiến, ở Quảng Nam; Mai Xuân Thông, Bùi Biên và Nguyễn Đức
Nhuận, tại Bình Định… Ở miền Nam, dưới sự kiềm kẹp chặt chẽ của
bàn tay quân Pháp, ít có những cuộc nổi dậy đáng kể. Để phòng bị,
quyền Thống đốc là tướng Bégin đã đặt tất cả các đồn bót vào
thế phòng ngự và gửi cho tất cả các viên quan cai trị một thông chí,
nhắc nhở các làng thi hành những nhiệm vụ do pháp luật quy định
và chỉ rõ trách nhiệm cụ thể của các làng. Ông ta đã ra một nghị định
cấm không cho vào Nam bất cứ người Việt Nam nào không có một
giấy thông hành do chính quyền Pháp ở miền Trung cấp.
Cuộc kháng chiến nhân dân này, đồng thời cũng là một cuộc
kháng chiến hợp pháp. Trong lúc chạy trốn, Tôn Thất Thuyết đã