Để cho cuộc thụ phong này thêm phần giá trị, các nhà chức trách
chiếm đóng đã cho cử hành, liền sau lễ thụ phong, nghi thức chuẩn
y của Thái hoàng Thái hậu
. Nhưng nhân dân, không ai bị lừa bịp
trước lời tuyên bố của một người đàn bà bảy mươi tám tuổi, vừa câm,
vừa điếc, bao nhiêu năm nay, mà người ta đã dùng áp lực cưỡng
bách phải nói lên và công nhận lễ thụ phong này; lời tuyên bố do
người Pháp viết ra và buộc bà ta phải ký vào, vì lý do “đại sự quốc
gia”.
Tại Huế với nhà vua mới này, công việc của các nhà chức trách
Pháp trở nên rất nhẹ nhàng: Viện Cơ mật, do một quan chức Pháp
chủ tọa và Đồng Khánh không ngớt bộc lộ những dấu hiệu phục
tùng nô lệ của mình đối với kẻ chiếm đóng.
Ngày Đồng Khánh nhận lễ thụ phong từ tay tướng De Courcy,
trong buổi yết kiến từ biệt, nhà vua mới phong cho De Courcy tước
“Đại Quận công – Người bảo hộ vương quốc”. Vài tháng sau, ngày
23/2/1886, Đồng Khánh chuẩn y hiệp ước bảo hộ năm 1884.
Trước những điều kiện thuận lợi như thế, viên phụ tá của tướng
De Courcy, là tướng Prudhomme, luôn luôn tạo ra những cơ hội mới
để chứng minh sự quy phục của vua Đồng Khánh đối với chính
quyền chiếm đóng; ông ta hy vọng, bằng cách đó, khai thác được
tác dụng tâm lý đối với người Việt Nam do những dấu hiệu kiêng nể
đối với những kẻ đại diện của Pháp, do những buổi dạo chơi mà bên
cạnh nhà vua luôn luôn có một linh mục Công giáo Việt Nam đi kèm,
là “cha Hoàng”, được Pháp đặt bên cạnh nhà vua để “phục vụ” nhà
vua làm thông dịch viên và chắc chắn là để do thám nhà vua khi
cần. Thông qua “cha Hoàng”, Prudhomme gợi ý cho Đồng Khánh
thực hiện những chuyến đi kinh lý khắp nơi trên đất nước, có
quân đội đi theo nhằm củng cố uy tín của mình trước nhân dân và
kêu gọi những người khởi nghĩa “biết điều” một chút mà chấm dứt