BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 519

mọi giao tranh. Đó là nội dung của cuộc xuất chinh, vài ba tháng sau
mà người ta gọi là “đội quân ngự giá”.

Tại Paris, Nội các Freycinet vừa thay thế Nội các Brisson, quyết

định sẽ duy trì chỗ đứng tại Bắc kỳ tuy khó khăn lắm mới được
Quốc hội thông qua kinh phí.

Công việc bảo hộ An Nam - Bắc kỳ được tổ chức trở lại và từ đây

trực thuộc Bộ Ngoại giao, theo các điều khoản của sắc lệnh ngày
27/1/1886. Ngày 31/1, Paul Bert được chỉ định làm Thống sứ Bắc
Kỳ.

Không chờ đợi sự có mặt của người thay thế mình – người này

đến Hà Nội ngày 8/4/1886, De Courcy vội vàng trở về Pháp. Vị
tướng này rất hợm hĩnh về cái “giá trị cá nhân” của mình và không
thể hòa mình vào bất cứ một nhà chức trách dân sự nào, trở về
Paris một cách âm thầm, và năm sau thì từ giã cuộc đời lòng mang
nặng những nỗi dày vò uất hận.

Mặc dầu quân đội chiếm đóng đã có nhiều cố gắng liên tục,

tình hình quân sự lúc ông khâm sứ mới đặt chân lên Việt Nam vẫn
không có gì sáng sủa. Đại tá Chaumont đóng quân tại Đồng Hới
nhằm ngăn cản con đường ra Bắc của nghĩa quân vua Hàm Nghi,
sau đó lại chiếm đóng cả Vinh. Những sự kiện đó không thể ngăn
cấm nổi cả Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh có một phong trào dấy
nghĩa rầm rộ.

Tình hình hành chánh cũng chẳng hơn gì: mọi ngành mọi mặt

đều hỗn độn hoàn toàn, mọi công việc đều trì trệ. Phần lớn các
quan lại, nhất là các quan lại cao cấp bỏ nhiệm sở chạy theo ông
vua lưu vong, mà ảnh hưởng và uy tín ngày càng lớn. Cuộc khởi nghĩa
“Văn Thân” ngày càng mở rộng quy mô, việc khủng bố người công
giáo tiếp tục.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.