Nói về cuộc tuần du này, thuyền trưởng chiếc “Primauguet”
đã đi cùng Đồng Khánh trong chuyến đi trở về Huế có viết một
bản tường trình gửi Đô đốc chỉ huy Hải quân Pháp tại Việt Nam, như
sau:
“…Cuộc tuần du vừa qua của vị Tân vương đã làm cho mọi
người An Nam bất bình. Những người theo chúng ta đã thấy
ở
đó một dịp tặng quà thường lệ tốn kém hết sức khó chịu: kẻ
thù chúng ta đã châm lửa đốt những hành cung mà vị Tân
vương đã ở đó, một cách công khai, cốt cho mọi người thấy
rằng, những hoàng cung ấy đã trở thành uế tạp
Cũng cùng lúc ấy, ở Huế những người theo hàm Nghi đã dán
những yết thị và ngay cả trên tường nhà sứ quán Pháp, nói rằng:
quân đội Pháp, không lâu nữa sẽ bị đuổi ra khỏi lãnh thổ đất nước và
tống cổ ra biển!
Ngày 10/6/1886, theo yêu cầu của Paul Bert, Đồng Khánh ủy
quyền cho “Kinh lược”, “đại diện của nhà vua”, những quyền hành
tối cao tại Bắc kỳ; đây là cái thủ đoạn sẽ dẫn tới việc chia tách Bắc
kỳ và Trung kỳ ra làm đôi, về phương diện hành chánh.
Nguyễn Văn Tường đến Tahiti giữa tháng 2/1886 và vào ngày
30/7 năm ấy, ông ta mất, người ta nói là do bệnh ung thư cổ. Còn
Prudhomme thì bảo là ông ta chết “vì tuyệt vọng và héo mòn”. Ngày
20/10/1886, một bức công hàm của chánh phủ yêu cầu chuyển thi
hài của Tường về Huế. Khi quan tài Tường vừa được đặt lên đất
Thuận An, thì theo lệnh vua Thành Thái (bị hạ bệ năm 1907 và đày
sang đảo La Réunion), quan tài này bị đánh đòn bằng xích sắt,
trừng phạt tối cao
.
Tất cả mọi người Việt Nam đều nhất trí lên án con người đó.