BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 522

VUA HÀM NGHI BỊ BẮT

Những cuộc tuyển cử mùa thu 1885 tại Pháp đã đưa lại thất bại

cho phe “ôn hòa” và củng cố thêm cho phe quân chủ, cũng như phe
tự do. Ảnh hưởng của những phần tử chủ trương chinh phục thuộc
địa và chung sống (hòa bình) với Đức bị giảm sút, còn ảnh hưởng của
phe “phục thù” tăng lên mạnh mẽ. Năm 1886, tướng Boulanger được
vào chánh phủ làm Bộ trưởng bộ Chiến tranh, lập tức thi hành
những biện pháp cứng rắn để tăng cường và củng cố quân đội,
Bismarck muốn lợi dụng những khó khăn mà quan điểm của
Bulgarie chắc chắn sẽ gây nên cho Nga, nhằm buộc Nga phải giữ
vị trí trung lập trong trường hợp có chiến tranh với Pháp. Về phía
mình, Đức cũng bắt đầu tính toán trở lại về vấn đề tiêu diệt, một
lần nữa ông bạn láng giềng phía Tây của mình.

Trước những triển vọng mờ mịt như vậy và xét vì tình hình bất ổn

định ở Việt Nam sau những cuộc tranh luận vừa rồi của cơ quan lập
pháp, tướng Millot, cựu chỉ huy quân đội Pháp tại Bắc kỳ năm 1884
và hiện đang là tư lệnh trưởng thành Paris, trong một bức thư gửi thủ
tướng nội các ngày 01/10/1886 đề nghị một “công thức chiếm đóng
nước An Nam bằng cách liên kết ông phụ chánh đại thần với nhà
vua lưu vong,”
và cho Hàm Nghi làm vua Bắc kỳ, trong khi vẫn để
Đồng Khánh làm vua ở Huế

(10)

.

Hàm Nghi vẫn ở vùng thượng nguồn sông Gianh bên chân núi

Trường Sơn, sát biên giới Lào. Xung quanh nhà vua vẫn có cựu
Thượng thư Nguyễn Phạm Tuân và ba người con trai của Tôn Thất
Thuyết là Tôn Thất Đạm, con trai lớn, 23 tuổi; Tôn Thất Thiệp,
con thứ 2, 19 tuổi; còn người con thứ ba thì chỉ mới bảy hay tám tuổi
lúc nhà vua bị bắt, năm 1888. Hai người đầu đã phục vụ Tổ quốc
và nhà vua một cách tuyệt vời cao đẹp, ngay cả quân thù cũng khâm
phục và kính trọng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.